Người Việt nếu cứ duy trì kiểu nấu cơm này thì khác nào loại bỏ hết dinh dưỡng, tự đưa ung thư vào cơ thể
Nếu mắc một số sai lầm dưới đây khi nấu cơm thì món ăn của bạn sẽ vừa kém dinh dưỡng, lại còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- 03-05-2021Trứng rất tốt nhưng ăn theo 6 kiểu này khiến trứng vừa mất dinh dưỡng vừa gây hại cho sức khỏe
- 28-04-20219 đặc điểm trên cơ thể phản ánh sức khỏe và tuổi thọ, người có nhiều hơn 3 thứ phần lớn có thể "sống lâu trăm tuổi"
- 23-04-20216 cách đơn giản để kiểm tra sức khỏe, tốn chưa đến 5 phút nhưng giúp bạn kịp thời phát hiện vấn đề nguy hiểm: Thực hiện thường xuyên, bạn sẽ không hối hận
Trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam, có thể thay đổi về các loại thức ăn nhưng lại nhất định không thể thiếu một thứ đó là cơm. So với bún phở, cơm được đánh giá là giúp no lâu và cung cấp nhiều năng lượng hơn. Trong cơm có chất béo, protein, vitamin, chất khoáng... hơn nữa, cơm còn là thực phẩm giúp cân bằng vị giác, kích thích chúng ta ăn nhiều, ăn ngon miệng hơn.
Nấu cơm tưởng chừng là việc làm dễ nhất, nhưng sự thật là nhiều người trong chúng ta vẫn chưa hề làm đúng. Nếu mắc một số sai lầm dưới đây khi nấu cơm thì món ăn của bạn sẽ vừa kém dinh dưỡng, lại còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư .
Trong cơm có chất béo, protein, vitamin, chất khoáng...
Những sai lầm khi nấu cơm không phải ai cũng biết
Sai lầm 1: Sử dụng gạo mốc để nấu cơm
Gạo khi được bảo quản ở nơi ẩm ướt, kém vệ sinh, thiếu ánh sáng... thường rất dễ bị mốc. Khi bị mốc, gạo sẽ đổi màu từ trắng sang trắng ngà, vàng đục, sau thời gian lâu sẽ bám màu xanh của nấm mốc rất rõ.
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần vo sạch gạo mốc là có thể ăn bình thường. Xong thực tế, nấm mốc không chỉ tồn tại trên bề mặt mà còn phát triển sâu trong gạo, thông qua việc vo gạo thì hoàn toàn không thể loại bỏ được độc tố.
Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, nấm Aspergillus flavus trong gạo có thể tạo ra độc tố aflatoxin . Độc tố này tích lũy dần dần trong cơ thể và sẽ là nguyên nhân gây bệnh ung thư gan.
Sai lầm 2: Dùng nồi nhôm để nấu cơm
Để cơm đem lại hương vị đặc biệt hơn, nhiều gia đình đã chọn nồi nhôm để nấu cơm. Nhưng trong quá trình sử dụng, lớp bảo vệ của nồi bị bong ra, khiến nhôm giải phóng vào cơm.
Nhôm là kim loại gây độc thần kinh nên nếu hấp thụ nhiều sẽ gây bệnh thần kinh trung ương, bao gồm Alzheimer và bệnh xơ cứng teo cơ một bên ALS.
Thế nên hãy cân nhắc chuyển sang các dụng cụ nấu ăn bằng gang, hay nồi cơm điện sẽ an toàn hơn.
Sai lầm 3: Vo gạo quá kỹ
Nhiều người cho rằng càng vo gạo kỹ thì càng sạch, xong thực tế chính phần nước màu trắng đục lại là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Việc vo gạo quá kỹ khiến cho một lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo như: glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6… bị trôi mất.
Tốt nhất bạn chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng một lần để loại bỏ trấu, sạn.
Phần nước vo gạo có thể bón cây hoặc rửa mặt đều tốt vì có nhiều chất dinh dưỡng.
Sai lầm 4: Nấu cơm bằng nước lạnh hoặc nước nóng
Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước.
Ngược lại, nếu bạn nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó các chất dinh dưỡng sẽ được giữ lại.
Sai lầm 5: Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện
Hầu hết mọi gia đình đều có thói quen vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện.
Tuy nhiên, việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến lớp bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với sản phẩm nồi chống dính.
Các chuyên gia khuyên rằng nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó mới trút gạo vào nồi cơm điện để nấu.
Pháp luật & Bạn đọc