Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ được hạn chế ngay từ khi chúng ta trẻ nếu có 6 thói quen đơn giản này
Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm và không bỏ sót một ai, do đó bạn cần phải chủ động phòng ngừa ngay hôm nay.
- 07-11-2017Nếu muốn bệnh tiểu đường không nặng thêm, hãy "bỏ túi" 6 lời khuyên quan trọng này
- 04-11-2017Tiểu đường, bốc hỏa, háo nước, đường ruột đầy "rác": Hãy uống cốc nước có sẵn trong bếp
- 19-10-2017Bệnh tiểu đường ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm phổ biến hiện nay. Một khi đã mắc bệnh tiểu đường thì bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh về mắt, tổn thương thần kinh, bệnh tim mạch, suy thận, loét chân... nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa, cắt cụt chi, đột quỵ và tử vong.
Trong khi đó, bệnh tiểu đường loại 2 được gây ra phần lớn là do thói quen ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh. Vì vậy, hãy tìm hiểu bệnh tiểu đường và cách chữa trị ngay bây giờ nhé.
Tập thể dục mỗi ngày
Tập thể dục là hoạt động tốt để duy trì lượng đường ổn định trong máu. Bởi quá trình tập thể dục sẽ giúp cơ thể chuyển hóa glucose thành năng lượng nên lượng đường trong máu cũng ổn định hơn. Đặc biệt, thói quen tập thể dục thường xuyên cũng làm tăng độ nhạy cảm insulin trong cơ thể nên cũng tốt hơn trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường.
Hạn chế căng thẳng
Sự căng thẳng khiến cơ thể thèm ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh, điều này sẽ không giúp ích gì cho bệnh tiểu đường. Hơn nữa, lượng glucose trong cơ thể cũng tăng lên khi bạn bị căng thẳng. Ngoài ra, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim và làm tổn thương các cơ quan nội tạng khác. Do đó, giữ cho tinh thần luôn thoải mái là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiều bệnh hiệu quả, trong đó có cả bệnh tiểu đường nguy hiểm.
Tránh ngồi quá lâu
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, ngồi ở một chỗ quá lâu có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Bởi khi bạn ngồi một chỗ, lượng glucose dư thừa trong máu sẽ không được chuyển hóa hiệu quả thành năng lượng nên ngày càng tăng lên.
Trong khi đó, nếu bạn di chuyển thì lượng glucose này sẽ được sử dụng nên lượng đường trong máu giảm xuống đáng kể. Do đó, hạn chế ngồi một chỗ quá lâu và tăng cường di chuyển là cách thức đơn giản để ngăn chặn căn bệnh phổ biến này.
Uống đủ nước
Uống nước đầy đủ mỗi ngày được chứng minh là cách giúp giảm nguy cơ tăng lượng đường trong máu. Bởi khi cơ thể bị mất nước, một hormone được gọi là vasopressin tăng lên. Hormone này sẽ khiến cho gan giữ nước và thúc đẩy gan tạo ra lượng đường trong máu nhiều hơn.
Đặc biệt, khi gan bị tạo áp lực cũng có thể dẫn đến giảm tiết insulin nên nguy cơ mắc tiểu đường cũng tăng đáng kể. Vì thế, nếu muốn ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này thì bạn cần nhớ uống nước thường xuyên và đầy đủ mỗi ngày.
Ngủ ngon và đủ giấc
Thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc cũng là nguy cơ cao gây bệnh tiểu đường. Bởi khi bạn thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon sẽ làm mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể, làm tăng tình trạng đề kháng insulin. Từ đó cơ thể không chỉ mệt mỏi mà còn thiếu năng lượng để hoạt động.
Để bù đắp lại phần năng lượng bị thiếu hụt, cơ thể sẽ kích thích bạn thèm ăn và ăn nhiều hơn khiến cho lượng đường trong máu tăng lên nên tăng nguy cơ tiểu đường. Do đó, để hạn chế nguy cơ tiểu đường thì bạn nên tạo điều kiện cho cơ thể ngủ ngon và đủ giấc mỗi đêm nhé.
Duy trì cân nặng
Thừa cân là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường. Khi cơ thể tiêu thụ nhiều calories sẽ gây ra áp lực lên gan, dần dần làm giảm khả năng sản xuất insulin của gan và cuối cùng dẫn đến bệnh tiểu đường. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý là cách cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ tiểu đường trong tương lai.
Nguồn: Boldsky
Trí thức trẻ