MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguyên liệu đầu vào biến động thất thường, nhiều doanh nghiệp ngành thép lãi giảm sâu bất chấp doanh thu tăng vọt

16-05-2018 - 11:14 AM | Doanh nghiệp

Hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đều đạt mức tăng trưởng doanh thu cao trong quý 1 nhưng lợi nhuận lại giảm đáng kể.

Đến thời điểm này hầu hết các doanh nghiệp đều đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2018. Cùng với sự phát triển chung của các doanh nghiệp ngành xây dựng, thì các doanh nghiệp ngành thép cũng vừa báo cáo doanh số tăng vượt trội so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do chi phí, do giá vốn, do giá bán… nên hầu hết các doanh nghiệp lại đều có lợi nhuận giảm sút so với quý 1 năm ngoái.

Nguyên liệu đầu vào biến động thất thường, nhiều doanh nghiệp ngành thép lãi giảm sâu bất chấp doanh thu tăng vọt - Ảnh 1.

Ví dụ như Thép Nam Kim (NKG), doanh thu quý 1 đạt 3.586 tỷ đồng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do giá nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng, khiến giá vốn tăng mạnh. Nam Kim báo lãi sau thuế quý 1 hơn 121 tỷ đồng, giảm hơn 22% so với lợi nhuận quý 1 năm ngoái.

Tổng tài sản đến cuối quý 1 còn 9.214 tỷ đồng, giảm 960 tỷ đồng so với đầu kỳ. Nợ phải trả cũng giảm được 1.000 tỷ đồng.

Nguyên liệu đầu vào biến động thất thường, nhiều doanh nghiệp ngành thép lãi giảm sâu bất chấp doanh thu tăng vọt - Ảnh 2.

Doanh thu của Gang thép Thái Nguyên (Tisco – TIS) đạt mức tăng trưởng gần 32% so với cùng kỳ, lên 2.689 tỷ đồng. Tuy nhiên cũng vì nguyên nhân chi phí già vốn tăng mạnh, nên cuối cùng Tisco còn lãi sau thuế chưa đến 12 tỷ đồng, giảm 67% so với quý 1 năm ngoái – đây cũng là mức lãi lớn công ty đạt được trong nhiều năm gần đây, chỉ thua lợi nhuận đạt được trong quý 2/2016.

Thép Tiến Lên (TLH) cũng đạt mức doanh thu tăng 40% so với cùng kỳ, đạt 1.467 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu lớn công ty đạt được trong nhiều năm gần đây, chỉ thua doanh thu đạt được trong quý 4/2017. Song do chi phí giá vốn tăng mạnh nên lợi nhuận sau thuế giảm đến 10% so với cùng kỳ, còn 101 tỷ đồng.

Lượng hàng tồn kho đến cuối quý tăng 618 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng tài sản tăng 626 ty đồng, lên mức 3.518 tỷ đồng. Bên cạnh đó nợ phải trả tăng hơn 570 tỷ đồng, lên mức 1.891 tỷ đồng chủ yếu do tăng vay nợ dài hạn. Lý giải nguyên nhân vay nợ tăng mạnh, phía công ty cho tăng do các ngân hàng nới lỏng tín dụng, cho vay lãi suất thấp nên công ty vay nhiều hơn.

CTCP Đầu tư thương mại SMC (SMC) báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 với doanh thu thuần đạt 3.263 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên cũng chung "cảnh ngộ", chi phí giá vốn tăng mạnh hơn rất nhiều nên lợi nhuận sau thuế giảm 33% so với cùng kỳ.  

Nguyên liệu đầu vào biến động thất thường, nhiều doanh nghiệp ngành thép lãi giảm sâu bất chấp doanh thu tăng vọt - Ảnh 3.

Một trong số ít doanh nghiệp ngành thép có lợi nhuận tăng so với cùng kỳ năm ngoái là Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel – TVN). Doanh thu quý 1 đạt 5.164 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ còn lợi nhuận sau thuế đạt 383 tỷ đồng, tăng 63,7% so với quý 1/2017.

Đóng góp phần lớn lợi nhuận quý 1 năm nay cho VnSteel là khoản lãi gần 247 tỷ đồng ghi nhận lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết, tăng 189 tỷ đồng so với cùng kỳ.  

Ông thép Việt Đức (VGS) cũng đóng góp trong danh sách những doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận trong quý 1/2018. 

Thép Dana Ý (DNY) báo lỗ 18 tỷ đồng - trong khi cùng kỳ lãi hơn 9,6 tỷ đồng. Thép Dana Ý lỗ không quá ngạc nhiên khi công ty đang "vướng" việc giải quyết vấn đề về ô nhiễm môi trường. Sau một thời gian tạm ngừng hoạt động sản xuất, chỉ được bán hàng, các sở ban ngành chức năng vừa quyết định để Thép Dana Ý sản xuất trở lại từ cuối tháng 3 nhằm giảm thiểu thiệt hại và xử ký những tồn đọng liên quan.

Kèm với đó UBND Thành phố còn giao Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan "hủy bỏ chủ trương quy hoạch, di dời, giải tỏa khu vực lân cận 2 nhà máy thép". Đồng thời chỉ đạo tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại khu vực 2 công ty, báo cáo UBND Thành phố xem xét trong tháng 5/2018.

Nguyên liệu đầu vào biến động thất thường, nhiều doanh nghiệp ngành thép lãi giảm sâu bất chấp doanh thu tăng vọt - Ảnh 4.

Thép Pomina (POM) cũng đạt được mức tăng doanh thu 11%, song lợi nhuận sau thuế chỉ tăng  nhẹ gần 2%, lên 209 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 5 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Một trong những doanh nghiệp đang được các nhà đầu tư quan tâm là Thép Việt Ý (VIS). Sau những kỳ kinh doanh khởi sắc từ khi về tay Thái Hưng, Thép Việt Ý vừa trải qua quý 1/2018 với cả doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ.

Nguyên liệu đầu vào biến động thất thường, nhiều doanh nghiệp ngành thép lãi giảm sâu bất chấp doanh thu tăng vọt - Ảnh 5.

Cụ thể, doanh thu quý 1 đạt 1.300 tỷ đồng, giảm 12,8% so với cùng kỳ, còn lợi nhuận sau thuế còn chưa đến 2 tỷ đồng. Lý giải nguyên nhân kết quả kinh doanh giảm sút, phía công ty cho rằng do thị trường thép trong nước xuất hiện nhiều yếu tố bất thường, sản lượng tiêu thụ chỉ bằng 70% so với cùng kỳ, chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh…

Nguyên liệu đầu vào biến động thất thường, nhiều doanh nghiệp ngành thép lãi giảm sâu bất chấp doanh thu tăng vọt - Ảnh 6.

Sau thời kỳ Thái Hưng, mới đây đối tác chiến lược Nhật Bản đã chính thức "sang tay" Thép Việt Ý từ Thái Hưng với việc mua thỏa thuận hơn 33,22 triệu cổ phiếu VIS, nâng lượng sở hữu lên 65% vào gày 10/5 vừa qua, Việt Ý lại một lần nữa đổi chủ.

Sự xuất hiện của Thép Kyoei không những mang lại diện mạo mới cho Thép Việt Ý, mà còn là mối nguy của cả các "đại gia" như Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG) khi Kyoei đang dần dần chiếm lĩnh thị phần thép cả khu vực miền Nam và hiện đang mở rộng dần ra Miền Bắc.

Ngoài thế lực của Kyoei, và mới đây là Việt Ý, liên minh này còn phải kể đến cả Thái Hưng và Tisco, do vậy các "ông lớn" truyền thống Hòa Phát và Hoa Sen đang phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh không hề nhỏ.  

Thép Hòa Phát hiện đang giữ được mức tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận trong quý 1 vừa qua với kết quả doanh thu thuần đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 26,6% so với quý 1 năm ngoái còn lợi nhuận sau thuế cũng đạt 2.223 tỷ đồng, tăng gần 15% so với cùng kỳ.

Nhóm ngành thép duy trì mức sản lượng cao với mức sản lượng 542.000 tấn. Qua đó, Hòa Phát đã gia tăng thị phần lên trên 24%, giữ vững vị thế dẫn đầu ngành thép xây dựng trong nước. Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu thép cán 3 tháng đầu năm đạt 73.000 tấn, tăng 40% so với Quý I/2017, với kim ngạch trên 42 triệu đô la. Trong khi đó, Ống thép Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng 148.200 tấn, tăng 17% so với Quý I/2017. Khu vực miền Nam có mức tăng trưởng cao nhất với 24%.  

Thạch Lâm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên