MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tăng nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư: Điều thứ 7 rất nhiều người mắc

29-06-2017 - 17:55 PM | Sống

Theo nhiều nghiên cứu, căng thẳng kéo dài, vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), lối sống thiếu lành mạnh... là nguyên nhân gây bệnh đau, viêm loét dạ dày. Các bác sĩ cảnh báo, người bị viêm loét dạ dày có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp 2 lần người bình thường.

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh mãn tính ngày càng phổ biến. Ở Việt Nam, bệnh viêm loét dạ dày chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có khuynh hướng ngày càng gia tăng.

Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày. Có thể coi đây là một căn bệnh của cuộc sống hiện đại bởi nó xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là nhóm người luôn chịu căng thẳng, áp lực kéo dài, lối sinh hoạt thất thường.

Viêm loét dạ dày gây đau đớn, kích thích đường tiêu hóa dễ gây nôn mửa, mệt mỏi. Bệnh viêm loét dạ dày ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể dẫn đến xuất huyết, thủng hoặc ung thư dạ dày - loại ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến.

Dưới đây là 7 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến nhất, bạn cần nắm chắc để phòng ngừa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày:

1. Lịch sử gia đình

Đây là một nguyên nhân chung nhất của bệnh viêm loét dạ dày. Khi một thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh, bạn cũng có nguy cơ nhiễm bệnh khá cao.

2. Nhiễm trùng do vi khuẩn Helicobacter Pylori


Vi khuẩn Helicobacter Pylori làm suy yếu lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến chúng dễ dàng bị acid dư thừa phá hủy, lâu ngày dẫn tới viêm loét dạ dày.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori làm suy yếu lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, khiến chúng dễ dàng bị acid dư thừa phá hủy, lâu ngày dẫn tới viêm loét dạ dày.

Vi khuẩn Helicobacter thường sống trong lớp niêm mạc bao phủ dạ dày hoặc ruột non, gây tổn thương và dẫn đến viêm loét dạ dày nghiêm trọng. Vi khuẩn này có thể dễ dàng truyền từ người này sang người khác qua sự tiếp xúc gần gũi, qua nước uống, thức ăn. Người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter có nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên gấp 2 đến 6 lần so với người bình thường.

3. Đồ uống có cồn

Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn là một nguyên nhân cơ bản gây bệnh loét dạ dày. Rượu, bia kích thích lớp niêm mạc dạ dày, tăng mức độ axit dạ dày, bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm, loét. Những người uống rượu, bia nhiều có nguy cơ mắc bệnh dạ dày rất cao, nhiều trường hợp tiến triển thành bệnh ung thư dạ dày.

4. Thuốc kháng viêm không có steroidal

Thuốc chống viêm không steroid là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày. Sử dụng thuốc kháng viêm liều cao, liên tục sẽ kích thích lớp niêm mạc dạ dày, ruột non, khiến chúng bị tổn thương dẫn đến viêm, loét nghiêm trọng.

5. Hội chứng Zollinger-Ellison

Đây là một dạng viêm loét dạ dày hiếm gặp. Khi đó, khối u đã hình thành trong tuyến tụy hoặc phần trên của ruột non. Các khối u tiết ra lượng lớn gastrin - một loại hormone, dẫn đến axit dư thừa trong dạ dày và gây tổn thương niêm mạc.

6. Căng thẳng quá mức


Căng thẳng quá mức, sinh hoạt thiếu điều độ là nguyên nhân phổ biến khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh dạ dày.

Căng thẳng quá mức, sinh hoạt thiếu điều độ là nguyên nhân phổ biến khiến ngày càng nhiều người mắc bệnh dạ dày.

Theo các chuyên gia, căng thẳng kéo dài là một nguyên nhân phổ biến của bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Mức độ căng thẳng thần kinh ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất axit dạ dày. Mức axit dạ dày quá cao dẫn tới đau dạ dày, tổn thương niêm mạc và gây viêm loét.

7. Lối sống thiếu lành mạnh

Chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Thức ăn quá mặn, cay có thể làm gia tăng hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori và gây độc hại cho dạ dày.

Ngoài ra, việc hấp thụ quá nhiều caffein cũng dẫn tới viêm loét dạ dày. Caffein là một chất kích thích, khi được nạp vào có thể lúc dạ dày rỗng, nó có thể làm tăng quá trình axit hóa dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc, viêm loét dạ dày.

Lối sống thiếu lành mạnh như thức khuya, ăn không đúng bữa, thường xuyên nhịn đói, bỏ bữa cũng là một trong những yếu tố góp phần khiến bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.

Thu Hoài

Boldsky

Trở lên trên