MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nguyên PGĐ Bệnh viện K vạch mặt "sát thủ" gây ung thư dạ dày: Ai cũng nên biết để tránh

04-06-2018 - 15:58 PM | Sống

PGS Phạm Duy Hiển – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương khuyến cáo ăn mặn, ăn thức ăn lên men, dưa muối khú… là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.

Thực phẩm ảnh hưởng tới dạ dày

Ung thư dạ dày là dạng ung thư hay gặp ở nhiều nước trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản… Tại Việt Nam, ung thư dạ dày cũng có tỉ lệ mắc cao, đứng thứ 2 sau ung thư phổi ở nam giới và thứ 3 ở nữ giới.

PGS Hiển cho biết, các yếu tố gây ung thư dạ dày gồm hai yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh, trong đó ngoại sinh chiếm tới 80%.

Nguy cơ ngoại sinh đầu tiên phải đề cập đến là chế độ ăn uống, trong đó bao gồm các yếu tố:

Ăn mặn : Chế độ ăn nhiều muối, ăn mặn trên 5 gam muối một ngày không chỉ có tác hại đối với tim mạch, mà ăn mặn còn làm tan các chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày làm cho các chất độc, các chất có khả năng gây ung thư có trong thức ăn tiếp xúc trực tiếp với các tế bào niêm mạc dạ dày gây tổn thương tế bào đó, lâu dần sẽ dẫn đến ung thư.

Ăn đồ muối chua: PGS Hiển cho biết, người ta thấy tỷ lệ gây ung thư dạ dày ở các nước Âu Mỹ có liên quan đến các phương pháp bảo quản thịt, cá ướp đường muối sang tủ lạnh, các dân tộc có thói quen ăn dưa muối, cà muối, cá muối mặn…

Thịt chiên rán: Một số nơi có thói quen ăn thịt chiên rán, thậm chí chiên đi rán lại nhiều lần, dùng dầu mỡ đã cháy bán lại thường có tỷ lệ ung thư cao hơn dân ở các vùng khác, nhất là ung thư dạ dày. Thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao có thể biến các chất không gây ung thư thành các chất gây ung thư ngay cả với dầu rán và mỡ.

Tồn dư độc chất: PGS Hiển cho biết, những năm 80 của thế kỷ trước bệnh ung thư rất ít, gần đây tỷ lệ bệnh gia tăng và có thể vấn đề an toàn thực phẩm ở các nước đang phát triển như Việt Nam là một vấn nạn.

Thực phẩm tồn dư thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng, tăng trọng, nhất là thuốc bảo quản thực phẩm không chỉ gây ngộ độc thực phẩm ngay trước mắt mà về lâu dài còn có thể gây ung thư cho người dùng thường xuyên với liều không gây ngộ độc cấp tính.

Thuốc lá : Yếu tố gây ung thư nữa đó là hút thuốc lá, nhiều người nghĩ thuốc lá chỉ gây ung thư phổi nhưng thực tế, nó không chỉ liên quan đến ung thư phổi mà còn liên quan rất nhiều loại ung thư khác, trong đó có uống thư dạ dày. Hút thuốc lá và béo phì làm tăng tỷ lệ ung thư dạ dày 1/3 ở các nước đang phát triển.

Trong những năm gần đây, số liệu nghiên cứu các bệnh viện ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ ung thư dạ dày 1/3 trên đang tăng lên. Người hút thuốc lá ở nước ta thuộc vào dòng cao nhất nhì thế giới về nguy cơ mắc bệnh và không có dấu hiệu giảm,. Thậm chí giới trẻ có xu hướng tăng vai trò của thuốc lá thụ động nguy hiểm hơn cả thuốc lá chủ động bởi, không có loại thuốc lá nào mà không độc hại kể cả thuốc lá điện tử.

Bia rượu : Những người thường xuyên uống uống rượu nặng, nghiện rượu không chỉ gây xơ gan, ung thư gan còn liên quan tới ung thư dạ dày. Chế độ ăn thiếu rau xanh hoa quả tươi bao gồm các vitamin A, C, E cũng là yếu tố thuận lợi gây ung thư dạ dày.

Nguyên PGĐ Bệnh viện K vạch mặt sát thủ gây ung thư dạ dày: Ai cũng nên biết để tránh - Ảnh 1.

Ăn mặn cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày. (Ảnh minh họa)

Vi khuẩn: Yếu tố nhiễm trùng xoắn khuẩn HP được xem là yếu tố nguy cơ lớn của ung thư dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày 1/3 dưới, nhất là ung thư vùng hang môn vị, loại ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam.

PGS Hiển cho biết, vi khuẩn khuẩn HP là loại vi khuẩn duy nhất sống được trong môi trường dạ dày nơi có độ đậm đặc axit HCL rất cao.

HP làm viêm teo niêm mạc, niêm mạc di sản type ruột là những tổn thương điển hình của niêm mạc dạ dày. Một số tác giả nghiên cứu còn cho rằng, viêm niêm mạc dạ dày di sản type ruột là tiền ung thư. Trong khi đó tại nước ta, tỷ lệ nhiễm HP tăng dần theo tuổi từ 60 tuổi trở lên có tới 85% dân số nhiễm HP. Tuy nhiên, chủng có thể gây ung thư dạ dày chỉ chiếm 5%.

HP lây trực tiếp qua thức ăn, tay chân bẩn không rửa trước khi ăn…

Bệnh có di truyền?

Trong ung thư dạ dày, yếu tố nội sinh chiếm 20% nhưng giữ vai trò quyết định. PGS Hiển cho biết, một số trường hợp ngoại sinh tác động với cường độ mạnh, thời gian tác động dài gặp các yếu tố nội sinh khiến bệnh xuất hiện sớm.

Các chuyên gia nghiên cứu khẳng định có gen di truyền trong ung thư dạ dày, tuy nhiên yếu tố gia đình cũng được nhắc tới. Một số báo cáo từ 1% đến 3% ung thư dạ dày có liên quan tới yếu tố gia đình, những người thừa hưởng một hệ thống gen sẽ bị tổn thương từ gia đình sẽ có tỷ lệ ung thư cao.

Nguyên PGĐ Bệnh viện K vạch mặt sát thủ gây ung thư dạ dày: Ai cũng nên biết để tránh - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Những người có tiền sử cắt dạ dày vì bệnh lành tính trong thời gian dài, khả năng mắc ung thư dạ dày trong phần đời còn lại rất cao sau 10 năm, gấp 1,5 lần người bình thường, cứ thêm 5 năm thì khả năng tăng thêm ung thư thêm 0,5 %. Những người trong gia đình có người thân hoặc bạn thân bị bệnh đa polyp thì khả năng ung thư dạ dày cao hơn.

Ung thư dạ dày khó điều trị trừ khi được phát hiện ở giai đoạn sớm (trước khi nó bắt đầu xâm lấn). Trong khi đó, bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm rất ít triệu chứng, bệnh thường diễn tiến xa mới được chẩn đoán.

Triệu chứng ung thư dạ dày thường mờ nhạt, càng giai đoạn muộn các triệu chứng càng nặng và kèm theo tình trạng này gầy sút cân không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, người bệnh bị nôn thức ăn sau 2-3 giờ, hoặc nôn thức ăn của bữa trước, sờ thấy khu vực thượng vị, nôn ra máu, đại diện phân đen, sờ thấy hạch ở thượng đòn trái… là bệnh đã ở giai đoạn xâm lấn.

Cách phát hiện ung thư dạ dày tốt nhất là nội soi ống mềm, nếu có tổn thương nghi ngờ ung thư thì bấm sinh thiết để tìm tế bào ác tính sớm nhất.

Ðiều trị ung thư dạ dày có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị, có hoặc không kết hợp với xạ trị. Tiếp cận với những điều trị mới như là sinh hóa trị liệu và cải tiến những phương pháp đang dùng hiện hành được đưa trên những thử nghiệm lâm sàng. Bệnh nhân có thể dùng đơn thuần hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị.

Theo Ngọc Anh

Trí thức trẻ

Trở lên trên