Nhà đầu tư này đang thua lỗ một khoản tiền khổng lồ vì đầu tư chứng khoán, và những người còn lại rút ra được 2 bài học
Gan lì, kiên định với dự báo của mình, có khả năng chấp nhận mức độ rủi ro cao và sẽ giành được một thành tích vượt trội trên chứng trường? Hay đơn giản là anh ta đã vi phạm quy tắc sống còn trên TTCK: Bảo toàn vốn...
- 25-04-2017Đầu tư chứng khoán: Chỉ gan lì mới đem lại thành tích vượt trội, tất bật lướt sóng chẳng ăn thua
- 17-11-2016Tôi đã mất hết tài sản khi đầu tư chứng khoán vì những sai lầm như thế nào?
- 09-02-20166 sai lầm dẫn đến “Cháy tài khoản” của nhà đầu tư chứng khoán
Thời gian gần đây, giới đầu tư quốc tế đang chú ý đến một nhà đầu tư bí ẩn được Macro Risk Advisors (MRA) đặt biệt danh là “50 Cent”. 50 Cent sử dụng phương thức đầu tư theo chỉ số biến động CBOE (viết tắt là VIX) – một chỉ số thể hiện sự dự báo về biến động tương lai của thị trường chứng khoán Mỹ, hay còn gọi là thước đo cho sự lo lắng của nhà đầu tư. Chỉ số này thường tăng mạnh khi cổ phiếu sụt giảm, do đó việc mua các hợp đồng quyền chọn của VIX chính là sự đánh cược cho sự tiêu cực của S&P 500.
50 Cent gây chú ý bởi vì nhà đầu tư này đang thua lỗ 89 triệu USD khi mua VIX trong khi S&P 500 lại biến động ngược lại. Chỉ số VIX trong 3 tháng đầu năm 2017 chỉ dao động trong khoảng từ 10 đến 14, mức cao nhất đạt được là 15,96 và đóng cửa ở mức 11,56 vào thứ 3 ngày 24/04/2017. Theo MRA, các quyền chọn của 50 Cent chỉ có thể đem lại lợi nhuận nếu VIX tăng lên từ 19 đến 26.
Tuy nhiên, 50 Cent vẫn không hề ngừng lại mà tiếp tục đánh cược vào sự sụt giảm của TTCK Mỹ.
Cho đến hiện tại, anh ta đã tích lũy khoảng 1 triệu quyền mua VIX sau ba lần mua và một phần trong số đó đã hết hạn. Gần đây nhất vào thứ Tư ngày 19/04/2017, khi 725.000 quyền mua của 50 Cent hết hạn mà không đem lại bất cứ khoản lợi nhuận nào (theo dữ liệu của MRA) thì anh ta đã mất 89 triệu USD trong số 109 triệu USD bỏ ra trong năm nay khi mua quyền chọn VIX.
Thế nhưng ngay trong ngày hôm đó, anh ta đã mua thêm 100.000 quyền chọn mua VIX vì cho rằng chỉ số này sẽ tăng khoảng 40% vào tháng Năm. MRA không nghĩ rằng 50 Cent sẽ dừng lại ở đó.
Tại sao dù thua lỗ tới 89 triệu USD nhưng 50 Cent vẫn tiếp tục đánh cược?
Theo giới đầu tư, trường hợp của 50 Cent có thể đơn giản là do anh ta vẫn kỳ vọng vào việc chỉ số VIX sẽ diễn biến như dự đoán, vấn đề là thời gian. Và con số 89 triệu USD, dù đối với phần lớn chúng ta là một con số “khổng lồ” nhưng với số vốn mà 50 Cent có ý định giải ngân, thì chưa là gì cả.
Đây là biểu hiện của chiến lược mà người ta vẫn gọi là “sự gan lì” khi một nhà đầu tư kiên định với dự đoán của mình và sẵn sàng chấp nhận rủi ro miễn là vẫn trong giới hạn chịu đựng.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, không thiếu những nhà đầu tư gan lì như vậy. Họ cực kỳ tin tưởng rằng một cổ phiếu nào đó sẽ có triển vọng lớn hơn trong tương lai (trung, dài hạn) và giá thị trường hiện tại đang thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp – theo như họ định giá. Cơ sở của sự tin tưởng này dựa trên quá trình tìm hiểu và phân tích kỹ lưỡng một doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và những yếu tố vĩ mô.
Những nhà đầu tư này thường không sử dụng margin khi mua gom cổ phiếu và vì thế không quá sợ hãi dù giá cổ phiếu trong ngắn hạn đã rơi quá xa khỏi giá vốn.
VNM - Ví dụ điển hình cho "quả ngọt" của một nhà đầu tư gan lì
Tất nhiên, không phải lúc nào sự gan lì đó cũng đem lại quả ngọt nếu như con số định giá cổ phiếu của họ không được thị trường đánh giá tương tự.
Vì vậy, trường hợp thứ 2 (tồi tệ) mà giới đầu tư bàn luận về 50 Cent, đó là thực chất anh ta đang phá vỡ nguyên tắc bảo toàn vốn do bị thua lỗ quá nhiều. Nếu đúng vậy, 50 Cent đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất khi đầu tư chứng khoán và có thể sẽ dẫn đến những kết quả bi thảm hơn 89 triệu USD nhiều.
Bảo toàn vốn là quy tắc luôn được nhắc đi nhắc lại vì trên TTCK, còn tiền là còn cơ hội, mất vốn là mất tất cả. William J. O’neil, “phù thủy” đầu tư Phố Wall, tác giả cuốn sách “Làm giàu qua chứng khoán” đã chia sẻ rằng ông luôn đưa ra quyết định cắt lỗ cho những cổ phiếu ở quanh mức 8%. Đây là mức an toàn và sẽ giúp bạn dễ dàng gỡ lại những gì đã mất hơn so với việc đánh mất 90% giá trị đầu tư. Sự thành công của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng đến từ triết lý là bảo toàn vốn. Ông từng chia sẻ: “(1) đừng bao giờ để mất tiền và (2) hãy luôn nhớ quy tắc số 1”.
Thế nhưng không ít nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới trên TTCK Việt Nam, luôn nghĩ rằng cổ phiếu giảm giá nhưng chưa bán ra thì vẫn chưa thua lỗ. Họ không muốn chịu lỗ, họ chờ đợi và hy vọng cho đến khi sỗ lỗ ngày càng lớn đến mức khó mà chịu đựng nổi.
Và đây, nếu không quán triệt quy tắc Bảo toàn vốn!
Câu chuyện của 50 Cent chưa có lời kết, còn thực tế trong lịch sử đã tồn tại rất nhiều trường hợp như 50 Cent, có người thành công đến mức tột đỉnh như Jesse Livermore nhờ vào ngày thứ 5 đen tối năm 1929 ở Mỹ và thất bại cay đắng như Brian Hunter trong thương vụ đầu cơ giá lên vào khí đốt năm 2006.