MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhận diện cuộc đua của các “ông lớn” trong giáo dục

11-03-2017 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Cùng đối thủ nước ngoài, thị trường giáo dục quốc tế tại Việt Nam đang chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt với sự tham gia của các “ông lớn”.

Cạnh tranh thị trường quốc tế

Cha mẹ Việt Nam chi khoảng 3 tỷ USD cho con du học mỗi năm. Theo một khảo sát của hãng Taylor Nelson, 47% chi tiêu của người dân Việt Nam dành cho giáo dục. Mặt khác, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng với 50% tổng dân số nằm trong độ tuổi 15-64. Đây là thuận lợi thu hút các nhà đầu tư.

Hiện tại, có hai nhóm nhà đầu tư vào giáo dục quốc tế. Một, các nhà đầu tư đa lĩnh vực, sẵn sàng đầu tư thêm vào giáo dục. Hai, những nhà đầu tư lớn tập trung 100% tài lực để phát triển giáo dục.

Nhận thấy xu thế thay đổi của thị trường giáo dục Việt Nam từ những con số này, theo Cục Đầu tư nước ngoài, 5 năm trở lại đây các cơ sở đào tạo có vốn FDI phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Nếu trước năm 2007, tổng nguồn vốn bình quân của mỗi dự án chỉ đạt khoảng 450-600 ngàn USD thì hiện nay, những dự án trị giá 40 – 50 triệu USD trở lên khá phổ biến. Sự quan tâm không nhỏ của các nhà đầu tư từ nước ngoài đã tạo áp lực lớn cho các nhà đầu tư trong nước.

Hệ thống trường mầm non quốc tế Sài Gòn Academy (SGA), nơi tiên phong giáo dục sớm ở TP.HCM.

Để đối phó với những áp lực từ FDI và tận dụng cơ hội, hiện tại, bên cạnh những doanh nghiệp nhỏ, những tập đoàn lớn tại Việt Nam như FPT, VinGroup, TH hay Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG) đang đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục với nhiều hệ đào tạo khác nhau.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn lớn nhất của những tập đoàn giáo dục trong nước hiện nay không hẳn là nguồn vốn. Vấn đề ở đây là phải luôn đổi mới nhưng không quên đi chất lượng đào tạo và giá trị nhân văn, nhân bản.

Triết lý đầu tư giáo dục thời kỳ hội nhập

Với triết lý “Giáo dục đào tạo là việc tổ chức và quản lý việc tự học của người học”, FPT bước chân vào lĩnh vực giáo dục từ năm 1999 và thành lập trường ĐH FPT trong lòng doanh nghiệp năm 2006, lan tỏa khát vọng đổi thay bằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra môi trường học tập quốc tế và đặt nền móng cho sự sẵn sàng làm việc toàn cầu của nhiều thế hệ sinh viên.

Vingroup đã thành lập hệ thống trường Vinschool vào tháng 4/2013 với mô hình trường liên cấp từ mầm non đến hết phổ thông trung học. Điều tạo nên sự hấp dẫn của Vinschool là tinh thần tự tôn dân tộc, khát vọng về một ngôi trường Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế, với triết lý giáo dục “Ươm mầm tinh hoa”.

Toà nhà 25 tầng trường ĐH quốc tế Hồng Bàng (HBU) hiện đại đẳng cấp 5 sao, sẽ khánh thành tháng 8/2017

Điểm chung của của các tập đoàn này là đầu tư đa lĩnh vực. Ví dụ như FPT là ông lớn của ngành công nghệ, TH liên quan tới kinh doanh sữa hay Vingroup thì nổi bật với bất động sản. Duy nhất NHG toàn tâm toàn ý với giáo dục từ cách đây gần 10 năm. Trong khi các tập đoàn trong và nước ngoài chỉ đầu tư vào hoặc đại học hoặc trung tiểu học, NHG là tập đoàn duy nhất có hệ thống từ mầm non đến tiến sĩ.

Bà Hoàng Nguyễn Thu Thảo - Tổng giám đốc NHG, cho biết: “NHG nỗ lực toàn tâm cho giáo dục nhân bản, đáp ứng nhu cầu xã hội quan tâm, đưa người học đạt tầm mức toàn cầu hóa. Đó là con đường đòi hỏi sự tập trung cao”.

Tập đoàn này có hơn 30 cơ sở đào tạo với trên 30.000 học sinh, sinh viên, từ hệ thống trường mầm non quốc tế Saigon Academy (SGA) tiên phong giáo dục sớm ở TP.HCM; hệ thống Trường Liên cấp hội nhập quốc tế iSchool; Hệ thống trường song ngữ quốc tế Học viện Anh quốc (UKA) đến Trường quốc tế Bắc Mỹ (SNA) - một trong những nơi đầu tiên ở Việt Nam có chương trình 100% quốc tế, lấy tú tài Hoa Kỳ, kiểm định bởi WASC (Cơ quan kiểm định đầu tiên của Hoa Kỳ), viện hợp tác Quốc tế và Du học IStudent.  Ở bậc đại học, NHG đẩy mạnh các chương trình quốc tế tại trường ĐH quốc tế Hồng Bàng (HBU) và ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu (BVU).

Nhằm triển khai cam kết đầu tư lâu dài và nghiêm túc, cuối quý I/2016, NHG đã thành lập Hội đồng giáo dục của Tập đoàn, với các chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước. Tập đoàn này chọn triết lý giáo dục "Nhân bản", xây dựng thế hệ học sinh, sinh viên đủ 5H: Heart (yêu thương), Head (trí tuệ), Hand (làm việc hiệu quả), Health (sức khoẻ tốt) và Human (trở thành con người toàn diện đầy nhân bản).

Thị trường giáo dục Việt Nam hiện đang thuận lợi nhưng không có nghĩa là dễ dàng. Do đó, làm giáo dục không thể "ăn xổi ở thì", mà chỉ những ông chủ nào coi sự thành công giáo dục là "vocation - sứ mệnh" của mình thì mới là trí tuệ, toàn diện, đẳng cấp. Như TS. Nguyễn Thị Quỳnh Lâm - thành viên Tổ chức Tú tài quốc tế tại Việt Nam, trong một hội thảo xu hướng đầu tư vào giáo dục tại Việt Nam gần đây, đã nhấn mạnh: "Đầu tư vào giáo dục đúng nghĩa, thực tế phải 10 năm mới có lãi".

 

A.D

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên