Nhân viên ngân hàng Citibank bị thôi việc vì một tin nhắn vỏn vẹn 5 từ
Ít nhất 3 ngân hàng khác ở London cũng có hành động sa thải nhân viên vô lý nhằm kết thúc nhanh chóng vụ bê bối thao túng thị trường.
- 01-05-2017300 năm lịch sử các Ngân hàng Trung ương và những cuộc chiến không bao giờ kết thúc
- 24-04-2017Làm chủ ngân hàng trị giá 23 tỷ đô, vị CEO 83 tuổi vẫn hằng ngày đạp xe đi làm
- 24-04-2017Chân dung Emmanuel Macron: Từ nhân viên ngân hàng đến ứng viên Tổng thống trẻ tuổi nhất nước Pháp
Chỉ một tin nhắn 5 từ gửi đến nhân viên của ngân hàng đối thủ cũng đủ để cho cựu trader David Madaras thuộc ngân hàng Citibank bị thôi việc.
Hôm qua, Timonthy Gately - giám đốc Citigroup thị trường Bắc Mỹ - đã đưa ra bằng chứng tin nhắn ngay trong ngày đầu tiên tòa án lao động tại London thụ lý đơn kiện của Madaras. Ông Gately lập luận cuộc trò chuyện giữa anh Madaras và một nhân viên ngân hàng đối thủ vào tháng 4/2011 là nhân tố gây ra hành vi sai trái và sa thải Madaras là biện pháp xử phạt thích đáng.
Trong hồ sơ chuẩn bị cho phiên tòa xét xử, Madaras cho biết anh đã nhắn tin cho một trader đối thủ (người sau đó đã tiết lộ danh tính khách hàng) rằng: "Ông ấy là người bán/đúng là như vậy" (nguyên văn: He's seller/fking a). Theo ông Gately, tin nhắn này cho thấy Madaras đã tiết lộ cho trader bên ngoài tên tuổi của 1 khách hàng.
Madaras là 1 trong số 5 trader ngoại hối và nhân viên kinh doanh tại London khởi kiện Citigroup vì đã sa thải nhân viên vô lý sau bê bối thao túng thị trường đã khiến ngân hàng này phải nộp phạt 10 tỷ USD. Ít nhất 3 ngân hàng khác cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự với Citibank.
Các vụ kiện có kết quả khác nhau, nhưng thường thì các trader sẽ thắng do trong quá khứ các ngân hàng muốn nhanh chóng kết thúc quá trình điều tra. Bên thắng kiện trong các phiên tòa lao động ở London được hưởng tối đa khoảng 80.000 bảng (103.000 USD), trừ phi các bên tranh chấp có thể chứng minh họ là nạn nhân của phân biệt đối xử hoặc bị trừng phạt vì tiết lộ hành vi sai trái của công ty.
Trước đó, Perry Stimpson – cựu trader tiền tệ của Citigroup - là nhân viên đầu tiên bị sa thải trong khi ngân hàng này bị giới điều tra nhắm đến. Anh đã được tòa án xét xử bồi thường 58.774 bảng Anh (82.000 USD) sau khi thắng kiện. Stimpson tố cáo Citibank đã sa thải vô lý trong khi bị giới chức điều tra thao túng thị trường.
Đây là vụ kiện đầu tiên liên quan đến thao túng giao dịch tiền tệ ở London. Các ngân hàng đã sa thải hàng chục trader trong cơn dư chấn điều tra của giới chức khiến các ngân hàng phải nộp phạt ít nhất 10 tỷ USD.
Gately cho biết Madaras có hồ sơ kỷ luật sạch trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 - khoảng thời gian xảy ra 3 đoạn hội thoại tình nghi mà người này thực hiện trên thiết bị đầu cuối Bloomberg. Trong đó Madaras đã được chứng minh vô tội đối với 2 đoạn hội thoại. Cuối tuần này, anh sẽ cung cấp bằng chứng cho buổi điều trần sắp tới dự kiến sẽ kéo dài trong 5 ngày.
"Citi sa thải tất cả những nhân viên mà Citi phát hiện là đã tham gia vào hành vi sai trái, trong đó có David Madaras" một phát ngôn viên của Citibank cho biết. "Trách nhiệm cá nhân vẫn luôn là tố chất quan trọng đối với Citi và vì lý do đó chúng tôi đang bào chữa cho quyết định sa thải của mình đối với vụ kiện lao động của David Madaras".
Có một số lý do để những câu chuyện về thao túng lãi suất ngoại hối không bao giờ kết thúc. Đơn cử như khoản phạt khổng lồ trị giá 10 tỷ USD hay hàng nghìn tỷ USD giao dịch tiền tệ bị ảnh hưởng trên lý thuyết. Ngoài ra lòng tham của các nhà giao dịch cũng là một yếu tố - từ những trader tại các ngân hàng nhỏ như BlackRock đến các trader ngân hàng lớn. Nhưng thật trớ trêu khi một cuộc trò chuyện ngốc nghếch giữa hai trader thuộc 2 ngân hàng khác nhau lại trở thành lời buộc tội để khiến họ nghỉ việc. Đây là lời cảnh tỉnh cho những trader đang làm việc trong các ngân hàng lớn thuộc diện điều tra của giới chức.