MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhập khẩu than từ Trung Quốc 7 tháng đầu năm giảm gần 1 nửa

30-08-2017 - 08:14 AM | Thị trường

Trong 7 tháng đầu năm, lượng than nhập khẩu của Việt Nam giảm nhưng giá trị nhập khẩu tăng. Đáng chú ý, nhập khẩu than đá của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2017 giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 1,16 triệu tấn 7 tháng đầu năm 2016 xuống còn 614.125.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 7,9 triệu tấn than đá, trị giá 801 triệu USD, giảm 5,1% về lượng nhưng tăng 49,2% về giá trị.

Lượng than nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2017 (Số liệu: Tổng cục thống kê)

Lượng than nhập khẩu 7 tháng đầu năm 2017 (Số liệu: Tổng cục thống kê)

Kim ngạch nhập khẩu than 7 tháng đầu năm 2017(Số liệu: Tổng cục thống kê)

Đứng đầu thị trường nhập khẩu than đá của Việt Nam là Indonesia với 2,9 triệu tấn, kim ngạch đạt 192,7 triệu USD tăng 48,2% về lượng và tăng 65,2% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Xếp thứ 2 là thị trường Australia với 2,3 triệu tấn trị giá 282,96 triệu USD giảm 12,4% về lượng nhưng tăng 40,2% về giá trị.

Việt Nam nhập khẩu ít than đá từ Nhật Bản nhất, chỉ 29 tấn, kim ngạch đạt 38.428 USD, giảm 44% về lượng và giảm 3,08% về giá trị.

Đáng chú ý, nhập khẩu than đá của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2017 giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 1,16 triệu tấn 7 tháng đầu năm 2016 xuống còn 614.125 tấn. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu lại tăng 93,8 triệu USD lên 110,4 triệu USD.

Nguyên nhân của việc lượng than giảm nhưng kim ngạch nhập khẩu than vẫn tăng là do giá than liên tục tăng trong thời gian gần đây.

Giá than trung bình khu vực đến tuần 4 tháng 7 (2017)

(Nguồn: Platts Coal Trader International)

Theo bản báo cáo phân tích thị trường than của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam cho hay Tại Ấn Độ, 1 công ty cho biết giá than biến động đã khiến khách hàng nhạy cảm với giá dù là những thay đổi nhỏ nhất. Công ty này cho biết :”Chỉ cần chúng tôi tăng giá 1 USD/tấn, khách hàng sẽ ngừng giao dịch. Họ sẽ nói rằng họ không cần mua hàng vào thời điểm này. Hiện tại các khách hàng Ấn Độ không hoạt động tích cực trên thị trường.".

Nguồn tin này cũng nghi ngờ khả năng nhu cầu tại thị trường Ấn Độ sẽ tăng cao trở lại sau mùa mưa. Hiện tại thị trường Ấn Độ đang có nhu cầu nhập khẩu than 5.000 kcal/kg GAR tuy nhiên rất khó để khớp giá thầu và giá cung cấp. Giá chào cho than FOB Indonesia 5.000 kcal/kg GAR giao trong tháng 8 trên tàu Supramax là 60 USD/tấn trong khi giá mời thầu là 58 - 58,5 USD/tấn.

Trong khi đó giá than FOB Nam Phi 6.000 kcal/kg NAR được giữ ở mức 83 USD/tấn. Khách hàng Ấn Độ cho biết giá than Nam Phi 6.000 kcal/kg NAR đã biến động mạnh trong những tháng vừa qua, do đó nhiều khách hàng tiêu dùng cuối đang đấu thầu trên cơ sở giá cố định.

Giá than nhiệt Indonesia đã trở lại ổn định trong tuần này nhờ cân bằng nguồn cung và nhu cầu từ Trung Quốc cũng như giá than Newcastle tăng mạnh. Tuy nhiên các công ty trên thị trường than không kỳ vọng về khả năng ổn định lâu dài với việc Trung Quốc nâng sản lượng vào nửa sau năm nay. Theo nguồn tin từ 1 công ty khai thác than lớn của Indonesia :"Thị trường đang trở nên sôi động hơn. Chúng tôi đã nhận được nhiều đơn hàng cho than 3.800 kcal/kg và 3.400 kcal/kg NAR”.

Công ty này dự đoán thị trường trong quý III sẽ không có nhiều biến động, điều kiện thời tiết tốt lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện gia tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, các tín hiệu từ phía Trung Quốc không rõ ràng khiến các công ty Indonesia không hoàn toàn lạc quan về thị trường.

Theo Đức Quỳnh

Người đồng hành

Trở lên trên