Nhập siêu có thể quay trở lại nhưng không đáng lo
4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu 3,39 tỷ USD. Chuyên gia kinh tế dự báo, thời gian tới, nhập siêu có thể xuất hiện nhưng không đáng lo ngại.
- 01-05-2018Nhập siêu có thể trở lại nhưng theo hướng tích cực
- 03-03-2018Việt Nam liên tục nhập siêu từ Ấn Độ
- 24-02-2018Nhập siêu hơn 300 triệu USD trong 7 ngày Tết
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tính đến hết tháng 4/2018 đạt thặng dư 3,39 tỷ USD. Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 7,78 tỷ USD.
ngại (Ảnh minh họa: KT)
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh đánh giá cán cân thương mại như vậy rất đáng khích lệ. Tuy vậy, ông Doanh cũng quan ngại, hiện nay tình trạng xuất siêu phần lớn do đóng góp của các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước chủ yếu vẫn nhập siêu. Cùng với đó, tình hình thị trường thế giới vẫn đang biến động, Mỹ có thể đánh thuế vào một số mặt hàng để giảm bớt nhập siêu vào nước này và nguy cơ xảy ra cuộc đối đầu về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến thương mại của Việt Nam trong năm 2018.
Theo PGS. TS Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), mặc dù cả năm nay xuất siêu thì cũng chưa thể hoàn toàn yên tâm được. Với các FTA như Việt Nam-EU hay CPTPP..., khả năng đầu tư vào Việt Nam, nhập khẩu công nghệ, máy móc hiện đại của Việt Nam sẽ gia tăng, những mặt hàng này giá trị lớn. Lúc đó sẽ thay đổi từ chỗ đang xuất siêu sang nhập siêu. Tuy nhiên, nhập siêu khi đó lại biểu hiện tốt, đáng mừng chứ không phải là nhập siêu theo hướng tiêu cực như những năm trước. Trước đây, nhập siêu chủ yếu là nhập nguyên nhiên liệu, nhập khẩu công nghệ lạc hậu. Còn tương lai, nhập siêu sẽ thay đổi về chất, tạo đà cho sự phát triển bền vững sau này./.
VOV