'Nhiễm biến thể lai giữa Omicron và Delta', sức khoẻ nền kinh tế sẽ ra sao?
Chủng Covid-19 mới được phát hiện ở Cộng hoà Síp (Cyprus) đã được Leondios Kostrikis, giáo sư khoa học sinh học, người đứng đầu Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học và virus phân tử học tại Đại học Cyprus, đặt tên là “Deltacron”.
- 10-01-2022Từ Forbes, Financial Times, NBC... đến các chuyên trang ô tô toàn cầu nói gì về tuyên bố từ bỏ xe xăng của VinFast?
- 10-01-2022Standard Chartered: Lý giải nguyên nhân cổ phiếu và vàng tiếp tục là 2 kênh đầu tư được ưu tiên năm 2022
- 10-01-2022Nghị quyết 01 chính thức được ban hành: Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% năm 2022
Giáo sư Kostrikis cho biết, hiện có tồn tại đồng nhiễm 2 biến thể Omicron và Delta tạo ra biến chủng mới, chủng mới này có thể không gây ra mối đe doạ nghiêm trọng. Ngày 8/1/2022, biến chủng kép mới xuất hiện và Business Standard cho biết, các chuyên gia nói rằng biến thể này chưa phải là điều đáng lo ngại lúc này.
Việc cả 2 biến chủng Omicron và Delta đang cùng tồn tại khiến tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới ngày càng khó khăn. Trong khi Trung Quốc vẫn cố gắng duy trì phương pháp tiếp cận không khoan nhượng với Covid-19 khi đối mặt với nhiều biến thể mới dễ lây lan, thì Hoa Kỳ đã cố gắng kiểm soát thay vì tiêu diệt virus.
Bên cạnh đó, Vương quốc Anh tiếp tục quay cuồng với một làn sóng dịch mới khi tình trạng thiếu nhân viên do dịch bệnh Covid-19 diễn ra. Theo tờ Sunday Times, nền kinh tế của Anh có thể mất 35 tỷ bảng Anh (48 tỷ USD) trong tháng 1 và tháng 2 năm nay.
Các nước trên thế giới đều đang vật lộn với làn sóng lây nhiễm của biển thế Omicron và Delta, căng thẳng mới này có thể gây thêm nhiều bất ổn cho các nền kinh tế đang trỗi dậy sau các đợt đóng cửa gây gián đoạn do Covid-19.
Khi Omicron xuất hiện, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) từng cảnh báo, biến thể Omicron có thể làm tăng lạm phát, tăng tình trạng thiếu hụt nguồn cung và nền kinh tế toàn cầu tiếp tục bị trì trệ.
Cụ thể, OECD đã nâng dự báo lạm phát năm 2022 từ 3,9% lên 4,4%, trong đó, mức tăng lớn nhất là ở Mỹ và Anh.
Dự báo lạm phát của một số nền kinh tế phát triển năm 2022. Nguồn OECD
Ở Mỹ, thay vì đóng cửa, tổng thống Joe Biden đã kêu gọi tiêm phòng và xét nghiệm nhiều hơn. Mỹ sử dụng cách này để vừa đối phó với biến chủng mới, vừa hạn chế gây hại cho nền kinh tế.
Theo tờ Quarts, Omicron tấn công vào thời điểm mà chuỗi cung ứng đã tìm được ra một số giải pháp cho sự gián đoạn liên tiếp. Hàng hoá lúc này đã được vận chuyển trong các chuyến bay chở khách thay vi tàu để tránh tắc nghẽn. Các nhà đầu tư đổ xô vào các công ty khởi nghiệp có thể chế tạo máy bay không người lái chở hàng. Trong khi đó, các nhà sản xuất nhỏ thì tìm các nguồn cung nguyên liệu thô mới.
Trước biến thể Omicron, biến thể Delta lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ vào cuối năm 2020, sau đó các ca nhiễm biến thể Delta gia tăng diễn ra suốt mùa hè 2021. Lúc này, việc phát hiện ra một biến thể mới lây lan nhanh hơn khiến cho nhiều chính phủ áp đặt ngay các hạn chế đi lại mới, tạo ra nhiều bất ổn nền kinh tế toàn cầu.
Từ tháng 8/2021, Delta thực sự đã tác động khủng khiếp đến nền kinh tế, gây ra rủi ro cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Goldman Sachs, sự lây lan của biến thể Delta đã làm tăng nỗi lo sợ khiến nhiều doanh nghiệp phải quay trở lại tình trạng phòng dịch cao hơn, người lao động trì hoãn kế hoạch quay trở lại văn phòng.
Ngược lại, một số quốc gia khác đã thắt chặt mạnh mẽ các hạn chế. Đặc biệt, nhiều nước ở Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam đã đóng cửa tạm thời các nhà máy.
Mặc dù hầu hết các quốc gia đã tìm cách để vận hành các nhà máy một cách an toàn trong các đợt bùng dịch, nhưng vẫn chưa thể ngăn chặn sự lây nhiễm siêu nhanh của các biến thể.
Ngay khi sự phục hồi đang được củng cố, một biến thể mới của Covid-19 lại xuất hiện. Vẫn chưa rõ tác động của biến chủng mới, các nhà khoa học đang còn nhiều câu hỏi về tốc độ lây lan, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và liều lượng vắc xin để chống lại.