Nhiếp ảnh gia ghi lại hình ảnh Nhật Bản trong thập kỷ bùng nổ kinh tế, trước khi bong bóng vỡ tung
Nhiếp ảnh gia Girard nói, có thể “chạm” thấy cảm giác sung túc qua những bức ảnh về đồ điện tử tiêu dùng, tòa tháp văn phòng và giao lộ nhộn nhịp.
- 24-11-2022Ngày buồn của Đức: Trong nước 41 tỷ bị trộm chỉ trong 9 phút, ở World Cup thua Nhật Bản ngay vòng bảng
- 23-11-2022Cổ động viên Nhật Bản gây sốt khi nhặt rác trên sân vận động ở Qatar: Chúng tôi không thể nhìn rác bị bỏ lại
- 11-11-2022"Át chủ bài" giúp Nhật Bản có thể tiếp tục nới lỏng tiền tệ bất chấp làn sóng tăng lãi suất
Những bức ảnh về sự phát triển của Nhật Bản
Khi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Greg Girard đến Tokyo vào tháng 4 năm 1976, ông dự kiến chỉ ở vài ngày ở thủ đô Nhật Bản. Vào thời điểm đó, Girard nhắm đến những điểm đến giá cả phải chăng hơn ở Đông Nam Á.
Girard để lại hành lý ở sân bay Haneda và vì không có chỗ ngủ, ông đã trải qua đêm đầu tiên ở Tokyo, lang thang trên những con phố ở quận Shinjuku sôi động của thành phố với chiếc máy ảnh trên tay.
“Tôi ngỡ ngàng với những gì mình nhìn thấy bởi nó chưa từng có ở phương Tây”, Girard nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn video, lưu ý rằng ông đã đến Nhật Bản rất lâu trước khi những bộ phim như Blade Runner và văn hóa đại chúng thập niên 90 giới thiệu các đô thị châu Á với khán giả phương Tây.
"Tôi đã quyết định, gần như ngay trong đêm đầu tiên đó, rằng tôi sẽ ở lại," ông nói.
Điều bắt đầu như một ý thích bất chợt không ngờ đã kéo dài thành 4 năm, Girard dạy tiếng Anh vào ban ngày và chụp ảnh Tokyo vào ban đêm. Ông thuê một căn hộ và một phòng tối nhỏ gần đó, nơi Girard rửa các tấm ảnh của mình.
Lúc đó ông không biết những hình ảnh này đã ghi lại thời điểm bùng nổ trước khi bong bóng kinh tế Nhật Bản nổ tung vào những năm 1990.
Với việc đồng yên tăng giá, sự gia tăng mạnh trong hoạt động đầu cơ trên thị trường cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính.
Nhưng trước đó, Girard nói, có thể “chạm” thấy cảm giác sung túc mới nổi - một cảm giác được dệt nên qua những bức ảnh về đồ điện tử tiêu dùng, tòa tháp văn phòng và giao lộ nhộn nhịp.
"Đây là thời kỳ trỗi dậy của Nhật Bản, trước khi phần còn lại của thế giới thực sự nhận thức được điều gì đang xảy ra," nhiếp ảnh gia người Canada nói.
"Đó là thời kỳ của sự lạc quan thực sự và phát triển năng động của Nhật Bản với tư cách là một nơi bắt đầu được đối xử bình đẳng (với phương Tây)", ông nói thêm.
Ánh sáng trong bóng tối
Trong những chuyến lang thang về đêm của mình, Girard không chỉ bị cuốn hút bởi nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Nhật Bản mà còn bởi những gì diễn ra ở đó sau nhiều giờ. Nhiều hình ảnh trong cuốn sách gợi ý về mặt trái của đất nước: Những tấm áp phích có hình phụ nữ khỏa thân, lối vào các hộp đêm tồi tàn...
"Các chuyến tàu sẽ dừng lúc nửa đêm, vì vậy có cả một nền văn hóa “ngầm” giữa chuyến tàu cuối cùng dừng lại và chuyến tàu đầu tiên bắt đầu vào sáng hôm sau", ông nói.
Có những quán trò chơi điện tử và quán cà phê mở cửa thâu đêm, nơi không ai làm phiền khi bạn ngủ trong gian hàng cả đêm, nhiếp ảnh gia Canada kể lại.
Tiêu đề cuốn sách mới của Girard, "JAL 76 88", kết hợp tên gọi của Japan Airlines với các năm mà ông chụp lại các bức ảnh của mình.
Nhưng ngược lại với sự sống động được ghi lại trong các bức ảnh, một số tấm đẹp nhất nhất của ông lại không có hoạt động của con người. Khi làm quen với Tokyo, Girard sử dụng nhiếp ảnh như một cái cớ để khám phá những khu vực yên tĩnh mà ông chưa từng đến.
Những con hẻm và con phố gần các khu giải trí, hay những khu dân cư bình thường - chúng cũng có cuộc sống của riêng chúng, ông nói.
"Tôi đi lang thang, nhìn xuống những con hẻm quanh bờ sông, trước khi nó trở thành một phần nổi tiếng của thành phố", Girard chia sẻ.
Khi nhìn lại, Girard cho biết những bức ảnh chụp Nhật Bản giống như một loại nhật ký về tuổi trẻ của mình.
Nhịp sống thị trường