MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều doanh nghiệp Việt gặt hái "quả ngọt" khi xuất khẩu online nội thất và mỹ nghệ

Đây thực sự là xu hướng mới trong ngành đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu.

Trong khuôn khổ hội thảo dành cho DN nhỏ và vừa Việt Nam trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Đồ gỗ & Mỹ nghệ Xuất khẩu Việt Nam Đông Nam Á 2023 (VIFA ASEAN 2023), báo cáo từ Alibaba.com, nền tảng trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) toàn cầu dành cho doanh nghiệp đã nêu bật những xu hướng mới nổi và những cơ hội thương mại toàn cầu đang phát triển trong ngành nội thất và mỹ nghệ.

Các hoạt động tìm nguồn cung ứng trên nền tảng cho thấy sản phẩm gia dụng và làm vườn là một trong ba danh mục sản phẩm Việt Nam phổ biến nhất trên Alibaba.com. Trong ba tháng gần đây, các sản phẩm Việt Nam trong danh mục này đã tăng 64% so với cùng kỳ năm trước về số lượng người mua hàng tiềm năng.

Nhiều doanh nghiệp Việt gặt hái "quả ngọt" khi xuất khẩu online nội thất và mỹ nghệ - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó là sự gia tăng mạnh mẽ về mức độ phổ biến của các sản phẩm đa chức năng trong thị trường người mua toàn cầu. Dưới tác động của những thay đổi trong môi trường toàn cầu, người mua B2B (trong mô hình này người mua và người bán sẽ kết nối với nhau qua sàn giao dịch thương mại điện tử) ngày càng có nhu cầu đối với mặt hàng bền vững có đẩy đủ chức năng, sự tiện lợi, tính năng thông minh và hiệu quả về chi phí.

Xu hướng này đã mở ra những cơ hội đáng kể trên thị trường mới cho các nhà cung cấp. Các ví dụ về những sản phẩm này như đồ nội thất lắp ghép mô-đun, đồ nội thất thông minh và đồ nội thất bằng nhựa tổng hợp.

Những sản phẩm gia đình khác cũng được nhiều người tìm kiếm trên nền tảng này bao gồm các sản phẩm có giá cả phù hợp và tính thiết thực cao, như bộ bàn ghế ăn, đồ dùng nhà bếp, hàng dệt may gia đình, cũng như các sản phẩm lưu trữ và sắp xếp đồ đạc.

Những sản phẩm này không chỉ đáp ứng nhu cầu của lối sống hiện đại mà còn cung cấp sự cân bằng giữa chất lượng và giá cả phải chăng, khiến chúng trở thành sự lựa chọn phổ biến của người tiêu dùng.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu và gặt hái thành công khi gia nhập nền tảng này như Công ty Kim Loại Nguyên Phong (Công ty chuyên sản xuất sản phẩm sắt uốn nghệ thuật bao gồm cửa, hàng rào và lan can sắt). Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, trong vòng năm năm kể từ khi gia nhập Alibaba.com, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp này gần như tăng gấp đôi so với doanh thu nội địa, với đơn hàng Alibaba.com đầu tiên của họ trị giá gần 45.000 USD. Việc quảng cáo từ khóa và sử dụng các dịch vụ gia tăng khác trên nền tảng này đang cho thấy những hiệu quả trong kinh doanh, tiếp cận khách hàng và gia tăng nhận diện thương hiệu trên thị trường.

Khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy đồ nội thất nằm trong TOP 10 sản phẩm được mua bán phổ biến nhất trên các sàn giao dịch điện tử tại Việt Nam năm 2019. Cụ thể, đứng thứ 8 trong danh sách 10 sản phẩm được mua bán trực tuyến phổ biến nhất gồm: Quần áo, giày dép; điện tử, điện lạnh; mẹ và bé; sách, văn phòng phẩm; thủ công, mỹ nghệ; linh, phụ kiện; hóa mỹ phẩm; đồ nội thất; thực phẩm, đồ uống; đồ ăn nhanh.

Nhiều doanh nghiệp Việt gặt hái "quả ngọt" khi xuất khẩu online nội thất và mỹ nghệ - Ảnh 2.

Có nhiều cơ hội xuất khẩu online cho các doanh nghiệp SMEs Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Báo cáo của Statista, doanh thu của ngành nội thất và thiết bị nội thất tại Việt Nam ước tính vào khoảng 478 triệu USD. Trong đó, nhóm mặt hàng có doanh thu cao nhất trong ngành là sản phẩm nội thất, đồ gia dụng với doanh thu 358 triệu USD trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2023, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm, doanh thu được dự báo ở mức 13,5%. Theo đó, ngành kinh doanh nội thất và sản phẩm nội thất tại Việt Nam được dự báo có doanh thu khoảng 793 triệu USD vào năm 2023.

Theo các chuyên gia, để khai thác tiềm năng thị trường đồ nội thất đầy tiềm năng này cần tạo ra mạng lưới liên kết với các công ty, đại lý phân phối sản phẩm, tạo dựng thương hiệu riêng để thu hút khách hàng, thường xuyên cập nhật xu hướng nội thất để đa dạng sản phẩm.

Theo PV

Phụ nữ số

Trở lên trên