Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu thịt bò trầm trọng khắp châu Á
Giá sản phẩm thịt bò, loại thịt được tầng lớp trung lưu châu Á yêu thích, tăng đến 32,7% so với thời gian này năm trước.
- 05-11-2021Masan MEATLife hợp tác chiến lược với De Heus, dồn lực cho thịt mát
- 05-11-2021Phát hiện 650 kg thịt sườn lợn thối trên đường đưa đi tiêu thụ tại Nghệ An
- 30-10-2021Siêu thị nói gì khi bị than phiền bán thịt heo giá cao?
Việc nhu cầu thịt bò của châu Á tăng cao đang diễn ra ở thời điểm những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng thời kỳ COVID-19 ngày một tệ hại hơn, đồng thời lạm phát giá thực phẩm tăng lên đẩy cao chi phí thịt, ảnh hưởng xấu đến túi tiền người tiêu dùng và những người chủ sở hữu nhà hàng khắp khu vực.
Theo Nikkei, giá thịt gia cầm tại Mỹ hiện đã lên ngưỡng cao nhất trong 2 năm rưỡi, các vấn đề liên quan đến sản xuất và vận tải thậm chí còn đẩy chi phí tăng cao hơn nữa.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố chỉ số giá thực phẩm đang tăng trên diện rộng, từ giá ngũ cốc cho đến giá dầu thực vật, chính vì vậy giá thực phẩm toàn cầu tháng 10 tăng đến 31,3% so với cùng kỳ.
Giá sản phẩm thịt bò, loại thịt được tầng lớp trung lưu châu Á yêu thích, tăng đến 32,7% so với thời gian này năm trước. Tháng 9/2021, chỉ số các sản phẩm sữa đồng thời tăng lên ngưỡng cao nhất tính từ khi dữ liệu được công bố vào tháng 1/1990.
Giá các sản phẩm hàng hóa giao tương lai trên sàn Chicago – Mỹ, một trong những sàn giao dịch thịt bò lớn nhất thế giới, cho thấy giá gia cầm sống ở mức khoảng 1,30USD/pound từ tháng 10, tăng hơn 20% so với năm trước đó.
Quản lý các sản phẩm thịt bò tại công ty Sojitz Foods của Nhật, cô Yu Oanda, nói với Nikkei: “Khi mà tỷ lệ tiêm chủng tăng cao trên khắp toàn cầu, nhu cầu đối với thịt, đặc biệt trong ngành dịch vụ ăn uống, tăng cao”.
Đại dịch COVID-19 cho đến nay đã không thể thay đổi xu thế dài hạn. Dù rằng thịt lợn vẫn đang là sản phẩm thịt chính được tiêu dùng tại châu Á, tầng lớp trung lưu châu Á đang tiêu thụ ngày một nhiều thịt bò hơn.
FAO và OECD từng nhấn mạnh rằng châu Á và Thái Bình Dương là khu vực duy nhất trên thế giới mà tỷ lệ tiêu thụ thịt bò được dự báo sẽ tăng không ngừng cho đến năm 2030 bởi xét đến cái nền so sánh thấp trước đó.
Nhu cầu tiêu thụ thịt bò tại Trung Quốc đặc biệt tăng cao. Các tổ chức trên dự báo rằng lượng thịt bò tiêu thụ tại Trung Quốc được dự báo tăng 8% từ nay cho đến năm 2030 sau khi tăng 35% trong thập kỷ qua.
Tại Mỹ, các nhà máy chế biến thịt sau khoảng thời gian đương đầu với những khó khăn do việc nhiều ổ dịch COVID-19 bùng ở khắp mọi nơi, giờ đây gặp nhiều khó khăn trong việc khôi phục lại hoạt động bình thường.
Tình trạng này đã là nguồn gốc gây ra nhiều tranh cãi chính trị nội địa nước Mỹ bởi giá thịt bò nội địa Mỹ tăng ảnh hưởng đến túi tiền người tiêu dùng, tuy nhiên vấn đề giá thịt bò cao còn tác động đến toàn thế giới bởi Mỹ hiện đang là một trong ba nước xuất khẩu thịt bò nhiều nhất thế giới.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, nước Mỹ đã xuất ra toàn thế giới 5,95 tỷ USD thịt bò, tính theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ và Liên đoàn Xuất khẩu Thịt của Mỹ.
Các nhà xuất khẩu thịt của Mỹ cho đến nay vẫn chưa khôi phục được hoạt động đầy đủ và đương đầu với tình trạng thiếu hụt lao đông. Tình trạng gián đoạn và thiếu container cũng là những vấn đề tồn tại dai dẳng.
Xuất khẩu thịt của Australia hiện ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Xuất khẩu thịt bò và thịt bê giảm 8,6% trong tháng 10 xuống 74.333 tấn, theo số liệu của chính phủ Australia.
Brazil, nước xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới, vào tháng 9 thông báo rằng tạm thời ngừng xuất khẩu sang thị trường lớn nhất của nước này là trung Quốc sau khi phát hiện ra một số vấn đề với thịt bò do các nhà máy nội địa nước này sản xuất.
BizLive