Nhiều nhân viên ngân hàng ở Hồng Kông rục rịch tìm cách rời đi
Một cán bộ ngân hàng cao cấp ở Hồng Kông đang có kế hoạch cố gắng lấy thẻ xanh ở Mỹ, phòng trường hợp bất ổn xã hội ở thành phố ngày càng xấu đi.
- 19-11-2019Hồng Kông đang hỗn loạn vì biểu tình nhưng vì sao Alibaba lại chọn niêm yết ở đây, ngay tại thời điểm này?
- 15-11-2019Alibaba: "Tương lai của Hồng Kông vẫn rất tươi sáng"
- 14-11-2019Dòng vốn đầu tư tháo chạy, hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, Hồng Kông có nguy cơ đánh mất vị thế trung tâm tài chính quan trọng bậc nhất thế giới
Hai lãnh đạo khác thì đang làm việc với 1 công ty tuyển dụng ở Thượng Hải để chuyển đến đó, đặt cược rằng tương lai sẽ tươi sáng hơn. Và tại chi nhánh Hồng Kông của một trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu châu Âu, một nhân viên chuyên phụ trách M&A cho biết nhiều người trong nhóm của anh đang cân nhắc các lựa chọn chuyển đến nơi khác, như đại lục, Mỹ hay Canada.
Những người nước ngoài và các nhân viên người đại lục tại trung tâm tài chính Hồng Kông là nhóm đầu tiên nói về chuyện chuyển đi khi các cuộc biểu tình bắt đầu leo thang vài tháng trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình không dịu đi, kể cả những người sinh ra và lớn lên ở Hồng Kông cũng đang cân nhắc chuyện rời đi.
Chưa đến mức tạo thành 1 làn sóng mạnh mẽ, nhưng đang ngày càng có nhiều người chí ít là phải lo lắng về việc ngành tài chính bị ảnh hưởng như thế nào và họ có nên tiếp tục ở lại hay không.
"Sự nghiệp của họ đang nở rộ và giờ đây họ đã quá chán ngán với sự bất ổn xã hội ở Hồng Kông", Eric Zhu, chuyên viên tuyển dụng tại Morgan McKinley nói. "Giờ ở Hồng Kông có rất ít cơ hội việc làm, trong khi nhu cầu tuyển dụng ở Thượng Hải đang tăng cao".
Zhu cho biết ban đầu anh đã tư vấn cho 2 giám đốc điều hành không nên đến Thượng Hải vì mức thuế cao và hệ thống pháp luật hoàn toàn khác. Có lẽ Singapore là 1 lựa chọn tốt hơn. Tuy nhiên họ đã không bị thuyết phục. Một số người tin rằng Trung Quốc sẽ có nhiều chính sách ưu đãi dành cho Thượng Hải vì muốn thành phố này phát triển thành 1 trung tâm tài chính, do đó sẽ có nhiều cơ hội hơn trong tương lai.
Mặc dù vẫn chưa có số liệu chính thức về số người rời đi, có thể nhìn thấy điều này qua số lượng đơn xin cấp giấy chứng nhận không phạm tội – thủ tục đầu tiên cần làm để có thể xuất cảnh. Trong 3 tháng qua, mỗi tháng có hơn 3.500 người nộp đơn, so với mức trung bình 1.900 người của những tháng đầu năm.
Các cuộc khảo sát cũng cho thấy ngày càng có nhiều người thích chuyển ra nước ngoài. Một số nhà tuyển dụng ở các trung tâm tài chính khác cho biết có nhiều người quan tâm đến chuyện chuyển khỏi Hồng Kông hơn, nhưng cho đến nay chưa có nhiều người thực sự chuyển đi.
Một số chuyên gia tài chính do lo ngại các trường công sẽ trở nên quá phân cực về chính trị đang nộp hồ sơ chuyển con sang trường quốc tế hoặc thậm chí là cho con đi học ở nước ngoài. Trong khi một số người chỉ đơn giản là lên kế hoạch dự phòng. Tháng trước, tờ South China Morning Post đưa tin kể từ khi biểu tình bắt đầu thì số người Hồng Kông tìm mua nhà ở những nước có cấp visa cho người sở hữu nhà đã tăng lên vài lần.
Tham khảo Bloomberg