MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều “ông lớn” thèm "chiếc bánh" kinh tế số 33 tỉ USD của Việt Nam

Thị trường kinh tế số Việt Nam đang sơ khai nhưng hứa hẹn tổng giá trị ngày càng nở to ra trong vài năm tới. Theo “Báo cáo e-Conomy SEA 2018” do Google và Temasek công bố, giá trị thị trường kinh tế số tại Việt Nam đạt 33 tỉ USD vào năm 2025.

“Chiếc bánh” lớn thu hút nhiều “ông lớn” nước ngoài

Báo cáo của Google và Temasek nghiên cứu ở 4 lĩnh vực gồm di chuyển (taxi, xe ôm công nghệ, giao hàng, giao thức ăn), thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến và du lịch trực tuyến. 4 lĩnh vực này trong năm 2018 được cho rằng có tổng giá trị khoảng 8 tỉ USD.

Trong đó, lĩnh vực di chuyển nói chung đang có giá trị 500 triệu USD và sẽ tăng lên 2 tỉ USD trong vài năm tới.

Lĩnh vực gọi và giao thức ăn qua điện thoại mới bắt đầu phát triển cũng được cho rằng đạt giá trị 33 triệu USD vào năm 2018 và tăng lên 38 triệu USD vào năm 2020.

Ở lĩnh vực thương mại điện tử, những “ông lớn” nước ngoài như Lazada, Shopee, Robins, Lotte… đang giành thị phần cùng với các trang thương mại điện tử Việt Nam như Tiki, Sendo.

Tuy nhiên, ngay trong cơ cấu vốn của Tiki hay Sendo, tỉ lệ vốn của các quĩ đầu tư nước ngoài cũng không nhỏ. Tiki được đầu tư từ JD.com là sàn thương mại điện tử trong Top 3 tại Trung Quốc, Sendo nhận đầu tư 51 triệu USD từ tập đoàn tài chính SBI Holdings của Nhật Bản và nhiều nhà đầu tư đóng tại Châu Á.

Nhiều “ông lớn” thèm chiếc bánh kinh tế số 33 tỉ USD của Việt Nam - Ảnh 1.

Dịch vụ gọi thức ăn và giao hàng đang bùng nổ tại TP.HCNM và Hà Nội.

Thương mại điện tử và di chuyển chính là hai lĩnh vực phát triển sôi động nhất trong thị trường kinh tế số Việt Nam thời gian qua, thậm chí còn diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt. Các “ông lớn” thương mại điện tử nước ngoài như Lazada (do Alibaba nắm), Shopee (nguồn gốc có vốn của Tencent); hay các sàn có vốn đầu tư nước ngoài như Tiki, Sendo…, thời gian qua đều chịu lỗ để thu hút người dùng và giành thị phần. Số lỗ của Lazada vài năm qua đã lên đến hàng ngàn tỉ đồng; còn Shopee, Tiki cũng đã ngấp nghé khoản lỗ cả ngàn tỉ đồng.

Doanh nghiệp Việt yếu thế

Lĩnh vực di chuyển trước đây hai cái tên chiếm lĩnh là Grab và Uber. Sau khi Uber Đông Nam Á sáp nhập vào Grab, cái tên thay thế lại là Go-Viet, trên thực chất hậu thuẫn về mọi mặt từ Go-Jek của Indonesia.

Thị trường gọi xe ở Đông Nam Á hiện cán mức 8 tỉ USD nhưng sẽ tăng nhanh lên xấp xỉ 30 tỉ USD vào năm 2025, trong đó mảng di chuyển sẽ chiếm hơn 20tỉ USD và giao thức ăn khoảng hơn 8 tỉ USD.

Tại khu vực, Việt Nam là thị trường nằm trong Top 3 gồm cả Indonesia và Thái Lan. Tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia và cơ hội trở thành thị trường lớn thứ hai Đông Nam Á khi dân số vượt mốc 100 triệu trong một tương lai không còn xa.

Trong khi các start-up về đặt phòng khách sạn, cơ sở nghỉ dưỡng, lưu trú hay chia sẻ chỗ ở tại Việt Nam còn lẻ mẻ và “cò con” thì từ nhiều năm qua, Booking.com – mạng book vé máy bay, khách sạn.v.v… lớn nhất thế giới (Mỹ) đã nhanh chân thành lập Agoda.com chuyên book khách sạn giá hấp dẫn tại khu vực Châu Á.

Nhiều “ông lớn” thèm chiếc bánh kinh tế số 33 tỉ USD của Việt Nam - Ảnh 2.

Sự cạnh tranh giữa các “ông lớn” cũng quyết liệt hơn.

Trong khi đó, hiện nay cứ thêm mỗi chung cư mới từ tầm trung đến cao cấp tại TP.HCM và Hà Nội, Đà Nẵng… đi vào hoạt động là mạng lưới chia sẻ chỗ ở Airbnb (Mỹ) lại với tay ngày mỗi rộng hơn.

Dù chưa chínnh thức đặt văn phòng đại diện hay chi nhánh tại Việt Nam, nhưng hiện nay Airbnb được không ít người dân Việt Nam biết tới và đặc biệt là cung cấp dịch vụ cho khách nước ngoài đến Việt Nam khá nhiều.

Lĩnh vực du lịch trực tuyến mà Airbnb đang tha hồ tung hoành tại thị trường Việt Nam, lại cũng chính là lĩnh vực mà các doanh nghiệp Việt yếu nhất trong 4 lĩnh vực kể trên. Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có một doanh nghiệp nào lập được ứng dụng du lịch trực tuyến “all in one” cung cấp các dịch vụ từ lưu trú, lữ hành, vận chuyển, tư vấn và kết nối shopping, ẩm thực, giải trí.v.v…

Theo Thế Lâm

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên