MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều trẻ còn rất nhỏ đã viêm dạ dày: BS tiết lộ nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ giật mình

25-11-2018 - 21:43 PM | Sống

Theo các chuyên gia có tới 2/3 số trẻ đau bụng đi khám phát hiện viêm loét dạ dày nguyên nhân do lạm dụng thuốc, vi khuẩn HP và trẻ quá căng thẳng.

Căng thẳng do học hành

Đưa con tới khám tại Bệnh viện Đại học Y, chị Trương Thị Hà – Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết con gái chị mới 7 tuổi nhưng đã bị viêm dạ dày.

Cách đây 6 tháng, bé thường xuyên kêu đau bụng và chị cho bé tẩy giun nhưng không đỡ. Sau đó chị cho bé đi kiểm tra, nội soi dạ dày bác sĩ phát hiện bé bị viêm loét dạ dày và đã điều trị nhưng khoảng 1 tuần nay bé tiếp tục đau bụng nên chị cho bé đi kiểm tra lại. Kết quả sau khi nội soi dạ dày có một ổ loét.

Chị Hà cho biết bé hay bị căng thẳng do học hành. Dù chị không muốn ép con học nhưng ở lớp các con đua nhau học khiến bé luôn sợ kém hơn bạn nên càng học nhiều.

 Nhiều trẻ còn rất nhỏ đã viêm dạ dày: BS tiết lộ nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ giật mình - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Khám cho bé, PGS TS Tạ Văn Bình cho biết đây là không phải là trường hợp hiếm. PGS Bình cho rằng căng thẳng chính là nguyên nhân khiến bé dù mới 7 tuổi đã bị viêm loét dạ dày và không thể điều trị dứt điểm.

Hiện nay, stress đang được xem là thủ phạm gây ra rất nhiều bệnh không chỉ riêng các bệnh tiêu hoá. Tình trạng trẻ bị ép học hành khiến trẻ căng thẳng cũng làm gia tăng số trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay.

Trường hợp của bé Bùi Khánh Vy – 8 tuổi, Hà Nam, bị đau bụng, buồn nôn, nên gia đình đã cho bé đi khám ở địa phương nhưng về nhà bé vẫn bị đau bụng gia đình đã cho bé đi khám tiếp. Sau khi bé được nội soi và kết quả cho thấy có dịch dạ dày trong, thân và phình vị niêm mạc bình thường. Niêm mạc hang vị xung huyết nhẹ.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng đã lấy mẫu ở hang vị để xét nghiệm vi khuẩn HP. Kết luận cuối cùng cho thấy bé B. bị viêm dạ dày.

2/3 trẻ đau bụng là viêm dạ dày 

Theo Giáo sư Đào Văn Long – Nguyên trưởng khoa tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai bệnh viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến. Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp mới mắc với số bệnh nhân trên 4 triệu người và tỉ lệ mắc trong dân số là 1,5%. Ở châu Âu, tỉ lệ mắc khác nhau giữa các nước từ 4 - 6 lần.

Ở Thụy Điển, tỉ lệ này là 4,1% trong khi ở Anh chỉ là 0,12%. Ở châu Á là nơi có tỉ lệ mắc bệnh khá cao tuy nhiên hiện chưa có số liệu thống kê chính thức. Tỉ lệ mắc bệnh có liên quan chặt chẽ với tỉ lệ nhiễm HP và tình trạng sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, aspirin, và các yếu tố như địa lý, chủng tộc trong đó nguyên nhân loét dạ dày do stress cũng khá phổ biến.

Những triệu chứng thường thấy khi trẻ bị đau dạ dày: đau bụng lâm râm vùng bụng trên rốn kéo dài và tái phát. Cũng có khi đau nhiều ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải (vùng bụng trên rốn phía bên phải của bệnh nhân). Đau thường có tính chất chu kỳ, có liên quan đến bữa ăn.

Giáo sư Long cho biết nhiều trẻ mới học lớp 1, lớp 2 do học tập căng thẳng quá các cháu cũng bị viêm loét dạ dày và khi test thử vi khuẩn HP đều dương tính.

Đặc biệt, nhiều bé kêu đau bụng bố mẹ không nghĩ ra là con đau dạ dày mà thường nghĩ bé bị giun, rối loạn tiêu hoá.

Trong khi đó, Giáo sư Long cho biết có tới 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng. Có nhiều trường hợp vào cấp cứu vì nôn ra máu. Một số trường hợp biến chứng thủng dạ dày.

Theo giáo sư  Kenneth Koch, Giám đốc y tế của Trung tâm Y tế tiêu hóa tại Đại học Wake Forrest Trung tâm y tế Baptist ở Winston-Salem cho biết hệ thống tiêu hóa được điều khiển bởi hệ thống thần kinh ruột (dây thần kinh phế vị hay dây số X), một hệ thống gồm hàng trăm hàng triệu dây thần kinh giao tiếp với hệ thống thần kinh trung ương.

 Nhiều trẻ còn rất nhỏ đã viêm dạ dày: BS tiết lộ nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ giật mình - Ảnh 3.

Căng thẳng khiến trẻ dễ mắc viêm dạ dày.

Khi sự căng thẳng kích hoạt phản ứng "bay hoặc chiến đấu" trong hệ thống thần kinh trung ương của bạn, tiêu hóa có thể đóng cửa vì hệ thống thần kinh trung ương của bạn tắt lưu lượng máu, ảnh hưởng đến các cơn co thắt của cơ bóp tiêu hóa của bạn, và giảm tiết cần thiết cho việc tiêu hóa.

Stress (căng thẳng) có thể gây ra viêm của hệ thống tiêu hóa và bị nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm vi khuẩn HP.

Stress có thể gây ra sự co thắt ở thực quản. Nó có thể làm tăng axit trong dạ dày của bạn gây ra chứng khó tiêu. Khi bị stress, nhà máy trong dạ dày của bạn có thể đóng cửa và làm cho bạn cảm thấy buồn nôn.

Stress có thể gây ra đại tràng của bạn phản ứng theo một cách mà cung cấp cho bạn bị tiêu chảy hoặc táo bón. Không phải tất cả các trường hợp căng thẳng đều gây loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm đại tràng, nhưng chắc chắn rằng sự căng thẳng có thể khiến hệ tiêu hóa của bạn trở nên tồi tệ hơn. Và nếu tình trạng này diễn ra liên tục sẽ gây viêm dạ dày.

Theo Tiểu Nhã

Trí thức trẻ

Trở lên trên