MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn lại cái giá của những cuộc khủng hoảng tài chính: Quá đắt

12-01-2019 - 09:36 AM | Tài chính quốc tế

Các hoàng đế La Mã và các tổng thống Mỹ đều rất chật vật để đối phó với những diễn biến kinh tế cực đoan đến một cách bất ngờ.

Vào ngày 12 tháng 1 năm 1819, Tổng thống thứ ba của nước Mỹ - Thomas Jefferson đã viết một lá thư gửi đến người bạn của mình là Nathaniel Macon: "Tôi đặt toàn bộ niềm tin vào các cựu tổng thống cũng như người đang đương nhiệm. Tôi ngủ thiếp đi mà không còn sợ hãi." Tuy nhiên, ông đã thừa nhận rằng những biến động của thị trường có thể căng thẳng thẳng hơn ngay cả khi các chính phủ hoạt động hiệu quả nhất. Jefferson đã nói đúng. Chỉ vài ngày sau đó, đất nước rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện. Nguyên nhân đến từ một sự sụp đổ của thị trường bông ở nước ngoài, nhưng cuộc khủng hoảng này cũng đã "nhen nhóm" trong nhiều tháng. Các yếu tố gây ra tình trạng này bao gồm các động thái của Ngân hàng Mỹ Thứ hai, đã thúc đẩy sự bùng nổ bất động sản ở phương Tây chỉ để đảo ngược tình thế một cách bất ngờ và gọi vốn cho vay.

Cuộc suy thoái này diễn ra sau đợt khủng hoảng của năm 1819 đã kéo dài và rất nghiêm trọng, khiến các ngân hàng đóng cửa, các hoạt động cho vay bị đóng băng và hàng trăm doanh nghiệp sụp đổ. Cho tới khi cơn khủng hoảng này kết thúc vào năm 1823, gần một phần ba dân số nước Mỹ, trong đó có cả ông Jefferson, đều phải chịu những tổn thất nặng nề.

200 năm sau cuộc khủng hoảng năm 1819, vai trò của của các chính phủ trong một cuộc khủng hoảng tài chính là điều đáng suy ngẫm. Trong cuộc suy thoái ở Rome vào năm 1933, hoàng đế Tiberius đã đưa ra động thái kịp thời, ngăn chăn sự sụp đổ hoàn toàn của các hoạt động tài chính thành phố. Ở thời điểm đó, giá bất động sản của Rome sụt giảm, bong bóng bất động sản và khủng hoảng tín dụng xảy ra. Thay vì chỉ chờ đợi cho tình trạng đó qua đi, Tiberius đã ban hành lệnh hạ lãi suất và "bơm" 100 triệu đồng sestertius vào hệ thống ngân hàng để tránh tình trạng vỡ nợ hàng loạt.

Tuy vậy, không phải tất cả sự can thiệp của chính phủ đều hiệu quả hay kịp thời. Vào năm 1124, Vua Henry I của Anh đã cố gắng vực dậy niềm tin vào hệ thống tài chính của đất nước bằng cách giảm số lượng của các nhà máy đúc tiền và chặt tay phải của họ nếu đồng tiền không đạt tiêu chuẩn. Đây là một giải pháp tạm thời, nhưng động thái "đẫm máu" của ông cũng không thể ngăn cản người dân ngừng sử dụng đồng tiền, cũng không giúp giảm bớt nỗi bất an về uy tín của nước Anh.

Ở diễn biến phía bên kia địa cầu, Trung Quốc bắt đầu sử dụng tiền giấy vào năm 1023. Tuy nhiên, các hoàng đế khác của nhà Minh (1368 - 1644) đều thất bại trong việc hạn chế số lượng tiền giấy đang lưu hành hoặc đổi tiền bằng vàng hay bạc. Vào giữa thế kỷ 15, nền kinh tế nước này rơi vào tình trạng lạm phát. Hoàng đế Anh Tông chỉ đơn giản là không giải quyết vấn đề này, Trung Quốc quay trở lại sử dụng tiền đúc giống như việc châu Âu đang khám phá việc sử dụng tiền giấy.

Sự gia tăng của thương phiếu cùng những đồng tiền giấy cho phép các quốc gia châu Âu phát triển hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên diễn biến đó cũng mang đến sự hoảng loạn, lạm phát và hoạt động đầu cơ đầy rủi ro, đôi khi là tất cả sẽ xảy ra cùng một lúc. Như Pháp hồi năm 1720, sự việc công ty Mississipi của kinh tế gia John Law sụp đổ khiến hàng loạt nhà đầu tư trở thành kẻ bần cùng chỉ sau một đêm và đồng livre cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Tuy nhiên, việc dự đoán hậu quả của một cuộc khủng hoảng còn dễ dàng hơn ngăn chặn nó. Vào năm 2015, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Kinh tế của Anh đã công bố một bài viết về tác động của 100 cuộc khủng hoảng tài chính ở 20 quốc gia phương Tây trong 150 năm, cho tới cuộc khủng hoảng năm 2007 - 2009. Các chuyên gia đã chỉ ra hai kết quả chung của những cuộc khủng hoảng. Thứ nhất là tình hình chính trị trở nên cực đoan và phân cực hơn sau mỗi lần sự kiện đó diễn ra. Thứ hai là tình trạng bạo lực, biểu tình và chủ nghĩa dân tuý nổi lên mà không thể sử dụng luật pháp để giải quyết trở nên khó kiểm soát hơn.

Chỉ chưa đầy một tháng trước, thị trường chứng khoán Mỹ đã trải qua một tháng 12 tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930 và điều đáng nhớ duy nhất, đáng sợ hơn cả khủng hoảng tài chính có thể là hậu quả mà nó mang lại.

Hương Giang

WSJ

Trở lên trên