MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn lại thập niên 2010: Sự thăng hoa của những đế chế công nghệ hùng mạnh, toàn bộ những thứ họ "chạm tay" tới đều thay đổi không ngừng

28-12-2019 - 17:22 PM | Tài chính quốc tế

Những công ty công nghệ lớn nhất đều có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hiện đại, "đồng hành" cùng hàng tỷ người trên thế giới, nhưng cũng đối diện với những án phạt hàng tỷ USD.

5 "big tech" thống trị cả thập kỷ

Trong thập kỷ vừa qua, 5 công ty công nghệ lớn đã trở thành 5 đế chế công nghệ hùng mạnh. Theo Forbes, vốn hoá của Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet và Facebook đã vượt mức 4 nghìn tỷ USD, trong khi những "ông lớn" đứng sau đó sở hữu khối tài sản có tổng trị giá gần 450 tỷ USD. Cả 2 con số này đều tăng lên gấp đôi kể từ năm đầu tiên của thập kỷ.

Hơn nữa, những tác động của các công ty này đối với thế giới thực sự mang tính cách mạng. "Cuộc cách mạng" bắt đầu với hàng tỷ chiếc smart-phone được cất trong túi quần của người dân sống trên toàn thế giới. Cuộc sống hàng ngày của chúng ta ngày càng gắn chặt với những "siêu máy tính" này, được trang bị chip GPS, kết nối 4G nhanh và camera chụp ảnh "nét căng". Smart-phone đã trở thành một "bán cầu não" thứ 3 của mỗi chúng ta.

Những trang mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và nền tảng mua sắm trực tuyến chỉ là những điều cũ rích đối với nhóm người trẻ chuẩn bị bước vào độ tuổi thiếu niên, nhưng cuộc cách mạng điện thoại di động chỉ vừa mới bắt đầu - giúp thiết bị cần tay của chúng ta ngày càng hiện đại hơn. Chứng kiến sự ra đời của "nền kinh tế gig" - trong đó là sự phổ biến của các dịch vụ từ gọi xe, chia sẻ nhà cho đến vận chuyển đồ ăn, hầu như không hề tồn tại ở 10 năm trước, nhưng hiện nay có tới hàng triệu sử dụng chúng. 

Nhìn lại thập niên 2010: Sự thăng hoa của những đế chế công nghệ hùng mạnh, toàn bộ những thứ họ chạm tay tới đều thay đổi không ngừng - Ảnh 1.

Khi 5 "siêu sao" công nghệ phát triển mạnh mẽ hơn, họ đã thay đổi mọi thứ mà họ chạm đến. Những công ty này tận dụng triệt để dữ liệu, tuyển dụng nhiều kỹ sư hàng đầu và mua lại rất nhiều đối thủ, tiềm lực của họ không chỉ mở rộng không ngừng mà còn định hình và định nghĩa lại cả lĩnh vực công nghệ.

Hãy nhìn vào ví dụ về trí tuệ nhân tạo (AI). Những lý thuyết cơ bản về AI đã có từ hàng thập kỷ trước, nhưng machine learning được sử dụng cho mục đích thương mại chỉ có thể được thực hiện khi tập hợp với tập hợp dữ liệu khổng lồ và sự phát triển song song của ngành bán dẫn. Facebook và Goolge đều có những máy tính có thể nhận ra con người và vật trong ảnh, với sự hỗ trợ từ thư viện ảnh, video khổng lồ mà họ sở hữu. Bạn có thể thấy, những bức ảnh được đăng lên sẽ tự gắn thẻ (tag) những người xuất hiện trong đó, chính là nhờ công nghệ này.

Trong khi đó, trợ lý ảo Alexa của Amazon ngày càng thông minh hơn. Đến khi thập kỷ tới kết thúc, Google có thể đã cách mạng hoá thành công ngành công nghiệp ô tô và ô tô tải với công nghệ lái tự động hiện đại nhất, sử dụng công nghệ 5G.

Tiềm lực lớn đi kèm với việc nhận nhiều "gạch đá"

Tuy nhiên, thành công của những "gã khổng lồ" công nghệ lại có sự tập trung quyền lực, cả về điện toán và thị trường, tất cả đều mang đến hậu quả. Khi thập kỷ này kết thúc, sự phục thuộc quá mức của chúng ta vào những nền tảng này đã tạo ra nhiều ý kiến phản đối về quyền riêng tư, "nghiện" sử dụng các thiết bị thông minh, những thuật toán phần mềm gây hiểu lầm, lan truyền thông tin sai lệch có liên quan đến vấn đề trính trị và rất nhiều vấn đề khác. Những người mang quan điểm phản đối muốn các cơ quan chống độc quyền mạnh tay hơn đối với các công ty công nghệ, hay ít nhất là thắt chặt quy định.

Nhìn lại thập niên 2010: Sự thăng hoa của những đế chế công nghệ hùng mạnh, toàn bộ những thứ họ chạm tay tới đều thay đổi không ngừng - Ảnh 2.

Loa thông minh Echo Dot với trợ lý ảo Alexa của Amazon.

Facebook chính là những mối lo ngại lớn nhất. Mạng xã hội này được sử dụng để truyền bá thông tin, tư tưởng sai lệch và sự việc nghiêm trọng trong năm vừa rồi là những video trực tiếp về vụ xả súng tại New Zealand. YouTube cũng đối mặt với những lời chỉ trích tương tự. Dẫu vậy, nền tảng này đã thiết kế lại thuật toán để tối đa hoá thời gian xem - giúp họ xác định chính xác lượng người xem khổng lồ. 

Lực lượng lao động lớn đã được tuyển dụng để kịp thời theo dõi và gỡ bỏ những nội dung bạo lực, bị cấm được đăng lên mỗi phút. Đồng thời, các "big tech" cũng phải đối chọi với nhiều "gạch đá" khi kiểm soát những thứ chúng ta muốn xem và không thể xem.

Zeynep Tufekci, giáo sư tại Đại học Bắc Carolina đang nghiên cứu về tác động của công nghệ với xã hội, cho rằng: "Những giám đốc của công ty công nghệ không nên quyết định tiếng nói cho tất cả." Bà miêu tả họ là "những người có quyền lực tối cao" và lấy ví dụ như ở Facebook và Alphabet, mọi quyết định cuối cùng đều phụ thuộc vào những nhà sáng lập. Mark Zuckerberg, Larry Page và Sergey Brin đều nắm giữ cổ phiếu có quyền biểu quyết ở công ty.

Khi Facebook lớn mạnh hơn, công ty này cũng phải đối mặt với những câu hỏi về cách xử lý thông tin người dùng. Năm nay, họ đã phải nộp phạt 5 tỷ USD vì liên quan trực tiếp đến bê bối Cambridge Analytica. Những câu hỏi tương tự liên quan đến lạm dụng dữ liệu người dùng đã khiến số đông mấy niềm tin vào Facebook. Dẫu vậy, việc này lại không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của họ, ví dụ như giá cổ phiếu đang chuẩn bị lập đỉnh mới.

Lợi thế của Amazon nằm ở mạng lưới logistics họ đã xây dựng - cho phép vận chuyển rất nhiều sản phẩm khắp nước Mỹ chỉ trong 2 ngày hoặc ít hơn. Theo ước tính của Consumer Intelligence Research Partners, hiện tại có hơn 100 triệu người Mỹ trả phí cho gói Amazon Prime, tức là hơn 1 nửa số hộ gia đình, tăng gấp 50 lần so với thống kê của Piper Jaffray vào năm 2009.

Nhìn lại thập niên 2010: Sự thăng hoa của những đế chế công nghệ hùng mạnh, toàn bộ những thứ họ chạm tay tới đều thay đổi không ngừng - Ảnh 3.

Cũng trong thập kỷ vừa qua, Amazon đã biến cơ sở hạ tầng điện toán - vốn được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động riêng, trở thành một mảng kinh doanh mới có tên Amazon Web Services. Doanh thu năm nay của AWS đang trên đà chạm mức 35 tỷ USD, tăng 20 lần kể từ năm 2012. Đây cũng là mảng kinh doanh có tỷ suất sinh lời lớn nhất của Amazon. Hiện tại, Microsoft và Google cũng đang nỗ lực bắt kịp trong việc phát triển dịch vụ đám mây của riêng mình. 3 công ty sở hữu cơ sở hạ tầng điện toán rộng lớn nên rất khó có "chỗ" cho những đối thủ khác cạnh tranh.

Amazon hiện cũng đang chịu sự chỉ trích vì cho phép những nhân tố xấu xuất hiện trên nền tảng của mình. Họ đã không thể, hoặc thậm chí không muốn, kiểm soát một cách hiệu quả các bên bán thứ ba - một số trong đó bán những sản phẩm nguy hiểm hoặc độc hại. Trong cuộc đua cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh, công ty này đã bị chỉ trích vì ép các đối tác logistics phải di chuyển với tốc độ không an toàn. Ở cả 2 trường hợp, công ty này đều chuyển hướng trách nhiệm và cho biết họ không phải chịu trách nhiệm.

Và đó cũng chính là mối đe doạ lớn cho các "big tech" ở thập kỷ tới. Đến nay, họ đã phát triển lớn mạnh và hầu như không bị ngăn cản bởi những quy định chặt chẽ đối với những gì được đăng tải trên các nền tảng của mình, từ phát ngôn tấn công/sỉ nhục người khác cho tới để bên thứ ba bán những sản phẩm nguy hiểm. Nếu quan điểm "techlash" (bày tỏ sự quan ngại về các công ty công nghệ) có thể thúc đẩy các chính trị gia cân nhắc lại quy tắc đó, thì mạng internet sẽ hoàn toàn thay đổi. 

Tham khảo Wall Street Journal 

Giang Ng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên