Nhóm 1% giàu nhất thế giới phân chia thành 5 kiểu người đặc biệt: Ngoài giàu có, đều có chung một đặc điểm
Hình ảnh những người giàu nhất thế giới luôn có một sức hút kì lạ. Họ là những người mà ta luôn ngước lên bằng sự ngưỡng mộ và thán phục, không chỉ bởi khả năng kinh doanh thượng thừa đã đưa họ vào top doanh nhân hàng đầu thế giới, mà còn bởi những nét tính cách thú vị, độc đáo rất riêng biệt.
- 16-05-2022Tiền sẽ không bao giờ tìm đến với những người chỉ biết khư khư giữ lấy nó: Muốn làm giàu phải biết cách để tiền đẻ ra tiền
- 16-05-202290% người giàu tin rằng có thể kiểm soát số phận của mình: 6 bí kíp sau đây là nền tảng giúp họ làm điều đó
- 14-05-2022Người giàu luôn bí mật tuân thủ 5 điều này để ngày một giàu hơn: Đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được để thoát nghèo
Mỗi người một tính cách, nhưng tựa chung, có 5 kiểu người phổ biến mà ta sẽ gặp trong tập hợp 1% này, bao gồm những người sau đây:
Người cung cấp (Provider)
Nhóm người cung cấp đều thận trọng về mặt tài chính. Bên cạnh việc chu cấp cho gia đình, họ cũng ủng hộ các sáng kiến khác. Tên tuổi của họ gắn liền với việc xây dựng và ủng hộ các tổ chức phi lợi nhuận và tham gia điều hành các tổ chức tôn giáo, giáo dục, từ thiện, khoa học hoặc văn học mà họ yêu thích.
Địa vị của họ có liên quan trực tiếp đến những việc làm tốt và họ quan tâm đến nhiều lĩnh vực.
Những cá nhân này tập trung chủ yếu vào bất động sản, và giá trị ròng của gia đình càng lớn thì loại bất động sản họ kinh doanh càng giá trị. Có thể là bất động sản Hạng A ở bất kỳ thành phố quốc tế lớn nào, hay cho thuê đất và các quỹ tín dụng tư nhân. Nhóm này quan tâm nhiều đến chất lượng của người thuê hơn là lợi nhuận thu được.
Người có thế lực (Mogul)
Nói chung, hầu hết những người giàu có mà ta gặp đều có thể là một Mogul. Họ là những người hòa đồng, với kỹ năng kinh doanh đẳng cấp thế giới. Họ dùng chính kĩ năng đó để đưa mình đến vị trí thành công hiện tại.
Mogul luôn có khát vọng được thể hiện mình, vì vậy họ sẽ cố gắng thể hiện những gì tinh tú mà bản thân có, so với những đối thủ xung quanh.
Mogul thích những giao dịch cho phép họ thể hiện sự giàu có. Họ thích kể về việc bản thân từng làm việc với những người giỏi nhất trên thế giới và nghĩ trò giải khuây cho bạn bè. Mogul thích đầu tư mạo hiểm nhưng sẽ nghiêng về các khoản đầu tư có tiếng tăm và có vị thế cao hơn, chẳng hạn như quyền sở hữu các giải đấu thể thao chuyên nghiệp hoặc các khoản đầu tư triển vọng cho tương lai.
Một hình mẫu Mogul tiêu biểu là Sean Parker. Anh ấy thành lập Napster và đồng sáng lập Facebook, khi còn chưa ai biết Facebook là gì.
Người phá cách (Nonconformist)
Kiểu người này không nhất thiết phấn đấu vì lợi ích của gia đình. Nói cách khác, họ không mặn mà việc tiếp nối những gì thế hệ trước đã làm.
Họ có thể dấn thân vào nghệ thuật trong khi gia đình kinh doanh bất động sản, hoặc muốn phát triển các ý tưởng phi lợi nhuận mà những người còn lại trong gia đình sẽ không ủng hộ. Với họ, đó là một cách để khẳng định danh tính và thiết lập địa vị.
Họ sẵn sàng phá cách để tách biệt mình với con đường đầu tư của gia đình. Họ muốn xây dựng thương hiệu bằng những khác biệt lớn lao, những sự thay đổi mà họ đang giành chiến thắng. Bill Gates là một ví dụ tuyệt vời về kiểu nhà đầu tư này. Cha ông đã thành lập một trong ba công ty luật hàng đầu trên thế giới, K&L Gates, nhưng Bill đã chọn thành lập công ty phần mềm của riêng mình.
Nhiều người sẽ không đồng ý với việc này, nhưng Bill Gates là một người không tuân thủ lối mòn. Ông thậm chí đã bỏ học Harvard. Tất nhiên nhóm người này sẽ nhờ đến danh tiếng của gia đình khi cần, nhưng họ sẽ tự làm mọi việc cần làm.
Người Quản trị (Curator)
Đây là tập hợp những người trí thức. Họ dành rất nhiều thời gian ở ngoài trời, trong ngôi nhà thứ hai hoặc dự các buổi thảo luận về nghệ thuật.
Những nhà đầu tư này không hướng đến tiền bạc. Họ hướng về địa vị về mặt trí tuệ.
Tương tự như Mogul, nhóm người này thích các khoản đầu tư có thể thảo luận về lâu về dài, nhưng đó thường là một loại đầu tư khác biệt. Khác biệt hiểu ở đây là không ai khác sở hữu. Họ sẵn sàng mua đồ mỹ nghệ chỉ vì cảm giác liên kết mà chúng mang lại. Họ cũng trân trọng nguồn gốc, xuất xứ, sẵn sàng truy tìm nguồn gốc của một khoản đầu tư và cảm thấy như mình thuộc về nó.
Đây là những người muốn xây dựng khối di sản để có tác động lớn nhất đến xã hội, và có trách nhiệm thúc đẩy nhân loại hướng tới một tương lai tốt đẹp. Những nhà đầu tư này muốn lan tỏa niềm đam mê của họ trong tâm trí người khác. Và họ xác định địa vị của mình chính bằng sự lan tỏa đó, trong khi những người trung lưu xác định địa vị của bản thân bằng loại trang phục mang trên người.
Người viết tài liệu/Nhà sử học (Documentarian/Historian)
Không giống như Mogul, nhóm người này nổi bật hơn khi tên tuổi của họ thường gắn liền với các hoạt động phi lợi nhuận và các sáng kiến đóng góp cho xã hội.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là một ví dụ điển hình về kiểu người này. Ta đều biết đến các tòa nhà thương mại hạng A mang tên tỉ phú này ở tất cả các thành phố lớn trên thế giới. Kiểu nhà đầu tư này thích đặt tên của họ cho mọi thứ, đặc biệt là bệnh viện và thư viện. Họ sẵn sàng tài trợ 5 triệu USD để xây dựng một sân vận động cho trường tư thục hoặc trường trung học cũ, để được lợi về thuế. Họ tận dụng những khoản tài trợ để khẳng định vị thế, và đối tượng viện trợ ở đây (như bất động sản) cũng sẽ tồn tại lâu dài.
Trên đây là tập hợp 5 kiểu người trong nhóm 1% những người giàu nhất thế giới. Dù có những đặc điểm tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu là để lại những di sản giá trị cho thế hệ sau về trí tuệ, văn hóa hay những thành tựu hiện hữu. Đã đến lúc mỗi người trong chúng ta xác định hình mẫu phù hợp với mình, để tự học hỏi và phấn đấu vươn tới những thành tựu đáng ngưỡng mộ mà họ đã đạt được.
Theo Enterpreneur