Nhóm cổ phiếu dệt may dậy sóng trước thềm phê chuẩn EVFTA
Về phía Việt Nam, để phục vụ cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước hoàn thiện Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội cũng như chuẩn bị các nội dung có liên quan để đưa vào bộ hồ sơ chính thức trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Nhóm cổ phiếu dệt may đồng loạt tăng điểm ngay phiên sáng 12/5/2020, tiếp đà tăng từ đầu tháng 4, thanh khoản tốt. Ghi nhận, mã TCM của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công tăng 6,4% lên gần 17.000 đồng/cp. May Sông Hồng (MSH) cũng tăng mạnh gần 6% lên 37.300 đồng/cp. Tăng đáng kể còn có TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG với lượng giao dịch đột biến hơn 2,9 triệu cổ phiếu. Các mã còn lại như GIL, M10… cũng xanh điểm.
Được biết, sự thăng hoa trên xuất phát từ công tác chuẩn bị cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA sắp đến. Trước đó, Hội đồng châu Âu cũng đã phê duyệt Hiệp định EVFTA, hoàn tất thủ tục pháp lý cuối cùng theo quy trình phê chuẩn nội bộ của EU. Theo đó, EVFTA chỉ cần được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn và hai bên hoàn tất thủ tục thông báo theo quy định của Hiệp định là sẽ chính thức có hiệu lực đối với cả EU và Việt Nam.
Về phía Việt Nam, để phục vụ cho việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Bộ Công Thương đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Chủ tịch nước hoàn thiện Tờ trình của Chủ tịch nước trình Quốc hội cũng như chuẩn bị các nội dung có liên quan để đưa vào bộ hồ sơ chính thức trình Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA.
Bộ Công Thương đã lấy ý kiến các bộ, ngành để chuẩn bị hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA từ cuối năm 2019. Do vậy, ngay từ những ngày đầu năm 2020, Bộ Công Thương về cơ bản đã hoàn thiện Bộ hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA và trình lấy ý kiến Chính phủ. Bộ Công Thương cũng tích cực làm việc với Bộ Tư pháp để cập nhật Chính phủ kết quả rà soát pháp luật phục vụ cho việc thực thi Hiệp định EVFTA.
Song song, Bộ Công Thương đã chủ động theo sát tình hình phê chuẩn của EU và việc Anh rời EU, từ đó cập nhật kịp thời những thay đổi liên quan tới công tác phê chuẩn Hiệp định EVFTA của Việt Nam.
Về phía doanh nghiệp, Vinatex cho biết sẽ tập trung làm việc với các nhà cung cấp để chuyển sourcing cả nguyên liệu vào Việt Nam đáp ứng EVFTA như Uniqlo, H&M, Zara. Song song, doanh nghiệp sẽ làm các đơn hàng thử nghiệm, nhỏ, yêu cầu cao cũng như tiếp tục làm mặt hàng khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế dự báo có thể có nhu cầu cao hết quý 2.
Với Hiệp định EVFTA, Tập đoàn đề nghị các Bộ, Ngành chuẩn bị các hướng dẫn và thông tư nhanh nhất để khi Hiệp định được phê duyệt của quốc hội thì triển khai được ngay, doanh nghiệp mới thu được lợi ích vàng. Phía Tập đoàn đưa ra các kiến nghị bao gồm phương pháp hỗ trợ nên nhanh, cách tiếp cận qua ít các bước xét duyệt thủ công mà dựa trên cơ sở dữ liệu tin cậy đang có.
Trí Thức Trẻ