Những chia sẻ bất ngờ về hai cô gái “sinh ra ở vạch đích” nhà Dr Thanh
"Gia đình Dr Thanh rất may mắn khi có những cô con gái dành toàn bộ thời gian, công sức cho công việc kinh doanh", bà Trần Thị Thu Hằng nhận xét.
- 20-10-2020Bí mật tiền lương của người thừa kế Tân Hiệp Phát
- 15-10-2020Ông Trần Quí Thanh: Tôi không nghĩ đưa nước giải khát Tân Hiệp Phát ra toàn cầu là tham vọng!
- 22-09-2020Khủng hoảng Covid-19: Quan điểm khác biệt của hai thế hệ nhà Tân Hiệp Phát?
- 13-09-2020Chủ tịch Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh: Chúng tôi đánh giá nhau có phải họ Trần không, dựa trên bộ giá trị cốt lõi chứ không phải máu mủ
Bà Trần Thị Thu Hằng - Head of COE, vừa gia nhập Tân Hiệp Phát được 6 tháng. Đây là công ty Việt Nam đầu tiên trong mấy chục năm sự nghiệp của bà. "Tôi chưa bao giờ làm việc cho công ty Việt Nam. Tôi đảm nhận vị trí quản lý tại nhiều công ty đa quốc gia cho đến khi về hưu", bà nói.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, bà muốn được đóng góp cho một doanh nghiệp Việt Nam có tham vọng thành công. Khi Tân Hiệp Phát tìm đến, bà cũng có những do dự nhất định. Dù vậy, những băn khoăn nhanh chóng được đập tan, sau vài cuộc nói chuyện trực tiếp với Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích. Những cô gái trẻ, thuộc thế hệ thứ hai của nhà Dr Thanh, đã cho bà Hằng thấy được khát vọng mãnh liệt biến một thương hiệu địa phương trở nên khổng lồ.
Nhận xét về hai cô gái này, bà nói: "Gia đình Dr Thanh rất may mắn khi những cô con gái dành toàn bộ thời gian, công sức để giải quyết công việc kinh doanh. Họ có đam mê, hiểu biết và trí tuệ để thực hiện mong muốn của người cha. Cô Phương, cô Bích nói rằng họ biết cha mình đã lớn tuổi nhưng vẫn cố gắng làm chiến lược 5 năm. Còn thời gian tới, giả sử nếu Dr Thanh tách ra, chỉ còn là người mentor, thì hai chị em cũng nhìn thấy vai trò của mình như thế nào trong tương lai".
Có gần 10 năm ở Tân Hiệp Phát, Tăng Thảo Quyên, chuyên viên nghiên cứu phát triển, nhận xét: Khác với người cha (ông Trần Quí Thanh có giọng nói sang sảng, nghe như quát và có phần nóng tính) Uyên Phương và Ngọc Bích mềm dẻo và khéo léo hơn. "Các sếp cũng tập trung vào những mảng mới, cập nhật những cách làm mới, hiện đại tương tự các tập đoàn đa quốc gia", Quyên chia sẻ. Cụ thể, Trần Ngọc Bích am hiểu rất sâu về quản trị điều hành phụ trách xây dựng hệ thống kiểm soát, bộ khung hành chính cho doanh nghiệp. Còn Trần Uyên Phương lại thiên về mảng đối ngoại, quản trị rủi ro về truyền thông cho doanh nghiệp.
"Góc nhìn của các chị rất mới, nhân viên như chúng tôi cũng cảm nhận được sự thay đổi của doanh nghiệp rõ rệt", Quyên chia sẻ.
Còn chị Từ Thị Ngọc Mỹ, phòng nhân sự, nói rằng không có sự khác biệt nhiều khi làm việc với sếp Phương hay sếp Bích dù cách quản lý của mỗi người một khác.
Nguyên nhân là Dr Thanh hay hai cô con gái thì chỉ làm việc dựa trên số liệu, sự việc, bằng chứng. Câu hỏi luôn đặt ra là mọi người đang có gì trong tay, định xử lý công việc như thế nào, và tại sao lại đưa ra quyết định này, chị cho biết. Chị Mỹ nhấn mạnh, các quyết định sẽ dựa trên những dữ liệu này, chứ không phải trên quan điểm của sếp.
"Vì có điểm chung này, nên dù là làm việc với sếp Phương, sếp Bích, thì không mấy khác nhau", chị kết luận.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Bí mật công ty gia đình
Xem tất cả >>- Vòng đời không bao giờ khép lại của nhựa ở Tân Hiệp Phát: Kinh tế tuần hoàn giúp nhựa không bao giờ là… rác
- Thiếu gia nhà Biti’s Vưu Tuấn Kiệt: “BĐS là con đường an toàn bền vững để đi nhưng ra MV âm nhạc vì đam mê từ nhỏ”
- Thử thách liên tục và niềm tin mãnh liệt của người Tân Hiệp Phát
- Chủ tịch New Viet Dairy tiết lộ lợi thế ‘khủng khiếp’ của doanh nghiệp gia đình: ‘Nhiều ý tưởng chúng tôi chỉ quyết định trong 10 phút!’
- Cuộc cách mạng tại dầu Tường An và 30 năm gìn giữ lời hứa với mẹ của 2 anh em nhà KIDO