Những dấu mốc chấn động trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016
Được mệnh danh là lần tranh cử gây chia rẽ nhất bậc nhất trong lịch sử chính trị Mỹ hiện đại, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 giữa ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton có nhiều khoảnh khắc gây chấn động cả nước Mỹ và thế giới.
- 04-11-2016Trump hay Clinton đều phải tự trả tiền dọn đồ đến Nhà Trắng
- 03-11-2016Chân dung cựu đặc vụ CIA chạy đua vào Nhà Trắng để "đè bẹp" Donald Trump
- 02-11-2016Ghé thăm không gian sinh hoạt Nhà Trắng của gia đình Obama
- 30-10-2016FBI có thể khiến bà Clinton "vấp ngã" trước ngưỡng cửa Nhà Trắng?
- 25-10-2016Bất chấp các cuộc thăm dò, Donald Trump vẫn tuyên bố dẫn đầu cuộc đua vào Nhà Trắng
Từng là ngoại trưởng dưới quyền, bà Hillary Clinton phải đối mặt với thách thức làm sao để chạy đua vào Nhà Trắng mà không chỉ trích Tổng thống Barack Obama. Trong khi đó, đảng Cộng hòa mô tả chiến dịch chạy đua của bà Clinton là nhiệm kỳ tổng thống thứ 3 của Obama. Tuy nhiên, những lời chỉ trích không làm chia rẽ mối quan hệ giữa hai người mà ngược lại, Tổng thống Obama còn trở thành đồng minh quan trọng nhất của bà Clinton.
Cái ôm giữa bà Hillary Clinton và Tổng thống Barack Obama không lâu sau khi bà tuyên bố chạy đua tổng thống. Ảnh: New York Times
Tỷ phú New York Donald Trump gây bất ngờ khi tuyên bố tranh cử vị trí đại diện của đảng Cộng hòa trong cuộc đua vị trí quyền lực nhất nước Mỹ. Cương lĩnh tranh cử của ông Trump hướng tới bảo vệ quyền lợi của người da trắng bản địa, vốn bị đe dọa bởi người nhập cư và các hiệp định thương mại tự do. Các lãnh đạo đảng Cộng hòa, dù không thích Trump, nhưng cũng không thể mạnh tay loại bỏ vị tỷ phú New York bởi lo sợ Trump rời đảng hoặc tranh cử như một ứng viên độc lập, mang theo lượng lớn cử tri trung thành của đảng.
Có thời điểm, Trump bị coi là mối đe dọa với đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, vị tỷ phú với những phát ngôn gây sốc liên tiếp giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ bất chấp sự không hài lòng của các bô lão. Những tên tuổi lớn lần lượt thất bại trước Trump và tuyên bố bỏ cuộc, bao gồm cả Jeb Bush và Ted Cruz.
Trong khi đó, bà Clinton cũng gặp phải những vấn đề của riêng mình và phải nỗ lực vượt qua. Khi đang tập trung chuẩn bị cho cuộc đua giành phiếu của đảng Dân chủ, bà Clinton sa lầy vào bê bối khi bị phát hiện sử dụng thư điện tử cá nhân trong suốt thời gian làm Ngoại trưởng Mỹ. Với kinh nghiệm chính trường dày dạn, bà Clinton vượt qua bê bối và tiến thẳng vào Nhà Trắng.
Bà Clinton từng lao đao vì việc sử dụng thư điện tử cá nhân trong thời gian làm Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: New York Times
Ngoài bê bối thư điện tử cá nhân, mối quan hệ khó giải thích của bà Clinton với các ngân hàng ở phố Wall và các công ty tài chính khác tiếp tục làm suy giảm lòng tin của người dân với cựu ngoại trưởng Mỹ. Nó giúp Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders giành nhiều lợi thế. Tuy nhiên, ông Sanders cuối cùng vẫn thua và hết lòng ủng hộ bà Clinton.
Một trong những cương lĩnh tranh cử nổi bật nhất của bà Clinton là bảo vệ nữ quyền. Những quan điểm của bà giành được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người phụ nữ lớn tuổi. Tuy nhiên, phụ nữ trẻ tuổi tỏ ra nghi ngờ và không mấy mặn mà với những chính sách của bà Clinton dù bà nói nhiều về bình đẳng thu nhập, giảm học phí hay quyền sinh sản của phụ nữ.
Suốt phần lớn cuộc đua, bà Clinton không coi ông Trump là đối thủ chính. Phải tới khi gần kết thúc các cuộc bầu cử sơ bộ, các cố vấn của bà Clinton mới đưa ra chiến lược nhằm đánh bại đối thủ từ phe Cộng hòa. Đây là thời điểm bộ máy của bà Clinton nhận thức rõ người đàn ông vốn bị coi là trò hề trên chính trường Mỹ, bỗng trở thành kẻ có thể xô ngã cựu ngoại trưởng trên đường vào Nhà Trắng.
Không chỉ riêng bà Clinton, phe Cộng hòa cũng lao đao bởi những cơn địa trấn mà Trump gây ra. Những bê bối liên quan tới phát ngôn của ông Trump về việc sờ mó phụ nữ trong quá khứ bị đào xới, khiến tỷ phú New York gặp phải sự chỉ trích gay gắt từ chính các lão thành của đảng. Nhiều chính trị gia có ảnh hưởng ra mặt phản đối Trump. Tuy nhiên, phần lớn cử tri của đảng vẫn ủng hộ vị tỷ phú New York.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. ảnh: New York Times
Giống như mọi ứng viên tổng thống khác, Donald Trump cũng chọn cho mình bạn đồng hành và đó là Mike Pence, thống đốc bang Indiana. Ông Trump phải rất khó khăn khi đưa ra lựa chọn người sẽ trở thành phó tổng thống của nước Mỹ khi ông đắc cử. Tuy nhiên, gia đình và các cố vấn khẳng định ông Pence sẽ là người sát cách cùng vị tỷ phú New York nhưng không phải bạn thân nhất của ông Trump.
Đòn đau nhất với ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng là sự tái xuất của đoạn băng được quay năm 2005, ghi lại những lời ba hoa và tục tĩu của vị tỷ phú New York về việc sàm sỡ phụ nữ. Nó khiến tỷ lệ ủng hộ vị tỷ phú New York sụt giảm nghiêm trong đồng thời biến ông trở thành nạn nhân của hàng loạt vụ tố cáo tấn công tình dục. Nhiều người đăng đàn kể chuyện bị Trump sờ mó dù không ai có thể xác thực thông tin.
Trong khi đó, đòn đau nhất mà bà Clinton phải chịu là việc FBI tuyên bố tái điều tra bê bối sử dụng thư điện tử cá nhân sau khi phát hiện những nghi vấn trong máy tính một trợ lý thân cận của bà Clinton khi còn làm ngoại trưởng. Sự viêc diễn ra chỉ 2 tuần trước thời điểm người Mỹ đi bỏ phiếu lựa chọn tổng thống. Nó khiến uy tín của bà Clinton sụt giảm không ngừng. Hai ngày trước bầu cử, FBI một lần nữa tuyên bố không đủ bằng chứng buộc tội bà Clinton.