MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những điều bất ngờ về ông chủ dự án điện mặt trời cung cấp cho cả miền Tây

Mới đây, Tập đoàn Sao Mai (gọi tắt là ASM) đã tổ chức lễ khởi động lắp đặt hệ thống thiết bị chính của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai (giai đoạn II) có công suất 106Mwp với vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Giai đoạn II của dự án được triển khai tại huyện Tịnh Biên.

Theo lãnh đạo Sao Mai, Tập đoàn này sẽ hoàn thành tổng thể Nhà máy điện mặt trời có tổng công suất 210 MWp, trên diện tích khoảng 270 ha, vốn đầu tư chạm mốc 6.000 tỷ đồng vào cuối năm 2020. "Dự án này còn có thể cung cấp cho cả khu vực ĐBSCL nói chung trong bối cảnh cả nước đang thiếu điện sinh hoạt cũng như phục vụ sản xuất".

Là vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được kỳ vọng sẽ là mảnh đất cung cấp năng lượng sạch cho cả nước trong thời gian tới.

ĐBSCL có khí hậu gió mùa, nóng và ẩm với 2 mùa rõ rệt. Mỗi năm, vùng đồng bằng này nhận trung bình 2.200 - 2.500 giờ nắng, với năng lượng bức xạ mặt trời trung bình ngày 4,3 - 4,9 kWh/m2. Tiềm năng khai thác năng lượng ánh sáng rõ ràng rất lớn. Ước tính, cứ 1 m2 lắp đặt các tấm pin mặt trời có thể thu 5 kWh điện mỗi ngày. Nguồn chiếu sáng này rất ổn định với hơn 90% số ngày trong năm đều nhận được ánh sáng mặt trời đủ mạnh để vận hành các tấm thu năng lượng mặt trời.

Tại tỉnh An Giang, là nơi có địa hình cao nhất ĐBSCL, mỗi năm trung bình có tới 2.400 giờ nắng, cường độ bức xạ mỗi ngày khoảng 4,7 - 5,1 kWh/m2, phân bố khắp địa bàn

Dự án Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Sao Mai được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung vào điều chỉnh Quy hoạch điện VII; Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung quy hoạch lưới điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia.

Dự án cũng được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 3511/QĐ-UBND ngày 23/11/2017.

Tập đoàn Sao Mai là Tập đoàn đa ngành tập trung vào 4 lĩnh vực chính, gồm bất động sản, du lịch, thủy - hải sản và năng lượng tái tạo. 

Dù không được nhắc đến nhiều như một "tay chơi" đáng chú ý trong lĩnh vực điện tái tạo như BIM hay Trung Nam, Sao Mai là nhà đầu tư tiên phong trong lĩnh vực điện mặt trời ở Việt Nam. Trong năm 2016, Sao Mai mở rộng hướng đi sang lĩnh vực năng lượng sạch, tiên phong khai thác "kho báu" năng lượng mặt trời tại Việt Nam. 

Bắt đầu với hai dự án điện mặt trời tại An Giang có tổng công suất hơn 340MW và các dự án tại Ninh Thuận, Bình Thuận. Tháng 5/2017, Tập đoàn Sao Mai đã đưa vào vận hành dự án điện mặt trời mái nhà (công suất 1 MW) - lớn nhất Việt Nam thời điểm đó, khi chưa có đơn vị nào tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

Tập đoàn Trung Nam, cái tên được chú ý nhất trong lĩnh vực năng lượng tái tạo hiện nay, đầu tư điện mặt trời vào năm 2018 (sau Sao Mai). BIM Group cũng bắt đầu đầu tư điện mặt trời trong năm này.

Tiền thân của Tập đoàn Sao Mai (tên gọi khác của công ty cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang) là công ty liên doanh Kiến trúc tỉnh An Giang được thành lập năm 1988. 

Đến năm 1997, theo xu hướng mở cửa hội nhập của nền kinh tế lúc bấy giờ, các cán bộ chủ chốt đã tách ra thành lập công ty cổ phần Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang. 

Đây là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chi bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh. Ban đầu, nhân sự của Sao Mai dưới 50 người. Vốn điều lệ 905 triệu đồng sau đó tăng lên vài tỷ đồng, hoạt động chủ yếu là thi công xây lắp công trình tại các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ rồi phát triển mở rộng lên Tây Nguyên.

H.A

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên