MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những điều cần chú ý trước thềm công bố Báo cáo CPI tháng 9 của Mỹ

12-10-2023 - 14:55 PM | Tài chính quốc tế

Những điều cần chú ý trước thềm công bố Báo cáo CPI tháng 9 của Mỹ

Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 vào tối 12/10 (theo giờ Việt Nam).

Sắp công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng

Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, các quan chức Fed đang theo dõi chỉ số giá tiêu dùng CPI và nhiều dữ liệu khác để cân nhắc liệu có tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay hay không.

Các nhà kinh tế được WSJ khảo sát ước tính giá tiêu dùng tháng 9 đã tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 3,6% so với một năm trước đó. Con số dự đoán này hạ nhiệt hơn so với tháng 8 - mức tăng 0,6% theo tháng và 3,7% so với năm trước.

CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng được các nhà kinh tế cho rằng đã tăng 0,3% trong tháng 9, bằng mức tăng của tháng trước và tăng 4,1% so với một năm trước đó, giảm so với mức 4,3% của tháng 8.

Theo WSJ, việc CPI tăng nhẹ hơn, kết hợp với mức tăng lương vừa phải và lợi suất trái phiếu tăng vọt, “có thể” khiến các nhà hoạch định chính sách của Fed kết luận việc tăng lãi suất thêm trong năm nay là không cần thiết. Tuy nhiên, tất cả chỉ là dự đoán.

Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 vào lúc 8h30 sáng ngày 12/10 (theo giờ Mỹ).

Những điều cần chú ý trước thềm công bố Báo cáo CPI tháng 9 của Mỹ - Ảnh 1.

Diễn biến lạm phát ở Mỹ

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhấn mạnh rằng các quan chức sẽ đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu mới. Báo cáo CPI sắp công bố tối nay (theo giờ Việt Nam) sẽ cung cấp số liệu cụ thể giúp họ đánh giá tác động của chiến dịch chống lạm phát đã thực hiện.

Fed chú ý đến chi phí nhân công

Các quan chức Fed muốn thấy CPI lõi tiếp tục hạ nhiệt, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, vốn có mối tương quan chặt chẽ với chi phí nhân công.

Những điều cần chú ý trước thềm công bố Báo cáo CPI tháng 9 của Mỹ - Ảnh 2.

Trong khi hoạt động tuyển dụng diễn ra mạnh mẽ vào tháng trước, lương của người lao động gần đây có xu hướng tăng chậm hơn. Thu nhập hàng giờ chỉ tăng 0,2% trong tháng 9 và tăng 4,2% so với một năm trước đó. Trong 3 tháng qua, chúng cũng tăng trưởng với tốc độ hàng năm thấp hơn. Nếu duy trì được sẽ là dấu hiệu tích cực để hỗ trợ đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.

Các cuộc đình công

Với tỷ lệ thất nghiệp dưới 4% và tỷ lệ sa thải không tăng lên đáng kể, người lao động vẫn chưa mất hết “đòn bẩy” mà họ có được trong suốt thời kỳ phục hồi sau đại dịch.

Các cuộc đình công của các thành viên Nghiệp đoàn công nhân sản xuất ôtô Mỹ United Auto Workers (UAW), nhân viên chăm sóc sức khỏe Kaiser-Permanente,..có thể tạo ra ảnh hưởng và đẩy lương người lao động lên cao hơn trong toàn bộ nền kinh tế.

Carl Tannenbaum, nhà kinh tế trưởng của Northern Trust cho biết: “Điều đó có thể gây áp lực lên giá các dịch vụ cơ bản, một trong lĩnh vực vẫn chưa thực sự đi theo định hướng mà chúng tôi mong muốn”.

Các vấn đề khác

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (Energy Information Administration - EIA), mặc dù giá xăng tăng trong tháng 8, nhưng có vẻ chúng đã tăng chậm hơn trong tháng 9 và giảm trong những tuần gần đây. Tuy nhiên, dự kiến giá có thể tăng trở lại.

Những điều cần chú ý trước thềm công bố Báo cáo CPI tháng 9 của Mỹ - Ảnh 3.

Diễn biến lãi suất và lạm phát

Giá xăng cao hơn có thể làm giảm niềm tin và chi tiêu của người tiêu dùng, đồng thời ảnh hưởng đến chi phí của các sản phẩm/dịch vụ khác như vé máy bay và vận chuyển.

Ngoài ra, việc bán tháo trên thị trường trái phiếu cũng làm “xáo trộn” kịch bản hạ cánh mềm. Fed đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Quá trình đó thúc đẩy lợi suất trái phiếu dài hạn cao hơn, làm tăng chi phí vay mua nhà, ô tô và các giao dịch mua có giá trị lớn khác.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm thì bị đẩy lên mức cao nhất trong 16 năm đã khiến các điều kiện tín dụng bị thắt chặt đáng kể.

Tham khảo WSJ

Bạch Linh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên