Những đối tượng nào đang được đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2022?
Hiện nay, Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
- 08-02-2022Làm gì khi đóng đủ năm BHXH để hưởng lương hưu nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu?
- 07-02-2022Từ năm 2022, mức lương hưu của lao động nghỉ hưu trước tuổi được tính như thế nào?
Cụ thể, Bộ Nội vụ đề xuất những viên chức có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao trong đơn vị sự nghiệp công lập có thể nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung, bao gồm: Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư; Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I có học vị Tiến sĩ; Viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù của ngành y tế như Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.
Việc nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn đối với viên chức không quá 5 năm, tính từ thời điểm viên chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP.
Viên chức nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn, không giữ chức vụ quản lý và cũng không được bảo lưu phụ cấp chức vụ quản lý từ ngày cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời gian công tác.
Trong thời gian thực hiện nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu như viên chức có nguyện vọng nghỉ làm việc hoặc nghỉ hưu thì được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó cứ mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ. Theo đo, tuổi nghỉ hưu năm 2022 đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam.