Những dự án nào giúp Singapore soán ngôi Hàn Quốc, Nhật Bản về đầu tư FDI vào Việt Nam?
Trước đại dịch Covid-19, số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam của Singapore dao động trong khoảng 4-5 tỷ USD và liên tục đứng vị trí thứ 3, xếp sau các “đại gia” Hàn Quốc và Nhật Bản.
- 27-02-2022Bóng đá và câu chuyện kinh tế: Sự thăng hạng trên bảng xếp hạng FIFA có thể ảnh hưởng GDP một nước?
- 27-02-2022Thái Lan bất ngờ sửa đổi hồ sơ nhập cảnh giúp du khách tiết kiệm được khoản tiền "khủng"
- 27-02-2022Dự báo 16,4 triệu người Việt Nam sẽ không có lương hưu vào năm 2030: Khuyến nghị thiết lập khoản hưu trí lấy từ nguồn thuế
Tuy nhiên, trong năm 2020, con số này đã nhảy vọt lên, tăng gấp đôi so với năm 2019 và giúp Singapore leo thẳng từ vị trí thứ 3 lên vị trí dẫn đầu. Với số vốn gần 9 tỷ USD này, tổng vốn đăng ký đầu tư của “Đảo quốc Sư tử” chiếm đến gần 1/3 tổng số vốn FDI đăng ký vào Việt Nam.
Góp phần cho đà tăng trưởng thần tốc này chính là dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng LNG Bạc Liêu với vốn đăng ký đầu tư 4 tỷ USD, chiếm hơn 42% tổng số vốn đăng ký của Singapore. Cùng với những dự án điện gió, dự án là trụ cột quan trọng trong tầm nhìn trở thành trung tâm năng lượng sạch quốc gia của tỉnh Bạc Liêu.
Năm 2021 tiếp tục là một năm dẫn đầu của Singapore với số vốn đăng ký đầu tư đạt 10,7 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành ở Việt Nam. Trong con số 10,7 tỷ USD này, có đến 3,1 tỷ USD được đóng góp từ một công ty có pháp nhân ở Singapore: công ty VinaCapital GS Energy Pte. Ltd. Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án nhà máy điện khí hỏa lỏng tự nhiên LNG, và lần này tỉnh thu hút đầu tư là tỉnh Long An.
Lũy kế, cuối năm 2021, Nhật Bản vẫn đứng thứ hai, với trên 64,39 tỷ USD vốn đăng ký vào Việt Nam, còn Singapore đứng thứ ba, với 64,36 tỷ USD. Vì khoảng cách không quá lớn nên rất nhanh chóng, Singapore đã vượt lên.
Tính đến hết tháng 01/2022, trong khi vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tăng không nhiều lên 63,96 tỷ USD thì vốn từ Singapore đã tăng lên 65,24 tỷ USD, chính thức soán ngôi thứ hai của Nhật Bản và đồng thời tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu trong năm 2022. Dự án góp công lớn cho sự “đổi ngôi” này chính là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (Singapore), với việc tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD.
Mới đây, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF), đại diện Hiệp hội Thành viên liên kết, ông Seck Yee Chung - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách giúp giảm nhẹ tác động của đại dịch, trong khi vẫn duy trì các biện pháp phòng chống Covid -19 và khuyến khích đầu tư. Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư thêm tin tưởng và quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Không chỉ có những dự án khủng, vốn đầu tư vào Việt Nam còn được thu hút từ những lĩnh vực tiềm năng khác. Trong quá trình dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam và thương mại điện tử tăng lên, ông Seck Yee Chung nhấn mạnh đến các khoản đầu tư vào trung tâm kho bãi, dịch vụ logistic và fintech.