Những gia tộc giàu nhất Mỹ mất tiền như thế nào?
Người phương Tây có câu "gia sản được dựng lên và mất đi trong 3 thế hệ". Câu nói này hoàn toàn đúng với những gia tộc nổi tiếng nước Mỹ.
- 02-07-2018Drama nội chiến gia tộc sáng lập Lotte vẫn chưa có hồi kết: Tranh thủ lúc em trai ngồi tù, anh cả đứng lên lật đổ nhưng bất thành
- 14-06-2018Con trai tỷ phú giàu nhất Hồng Kông có thương vụ mua lại lớn nhất lịch sử gia tộc
- 10-06-2018Trung Quốc: Lộ diện nhiều gia tộc tham nhũng
Vanderbilts
Nhà Vanderbilts từng là gia đình giàu nhất Mỹ. Khối tài sản khổng lồ được Cornelius Vanderbilt tạo ra từ đế chế vận tải đường biển và đường sắt ở New York vào những năm 1800. Sự nghiệp lẫy lừng của ông bắt đầu từ 100 USD vay mẹ.
Người dẫn chương trình Anderson Cooper của CNN. (Nguồn: Associated Press)
Ông là người giàu nhất Mỹ cho đến khi qua đời vào năm 1877. Tuy nhiên con cháu đời sau dần "đốt" hết tiền vào lối sống xa hoa. Năm 2014, người dẫn chương trình nổi tiếng Anderson Cooper của CNN - thuộc thế hệ thứ 6 - cho biết nhà Vanderbilt không còn giữ được tài sản gì từ thời ông cha.
Hartford
Năm 1878, George Huntington Hartford tiếp quản A&P và biến công ty thành chuỗi siêu thị lớn nhất Mỹ vào năm 1915. Con trai ông - John Augustine Hartford - giữ chức Chủ tịch từ năm 1916 đến khi mất vào năm 1951.
George Huntington Hartford. (Nguồn: Supplied)
Thời thế thay đổi từ thế hệ thứ 3 khi George Huntington Hartford II thừa kế công ty. Năm 1969, Chicago Tribune ước tính ông từng có khối tài sản trị giá nửa tỷ USD nhưng vẫn lâm vào cảnh phá sản vì đầu tư thua lỗ và lối sống phung phí.
Pulitzer
Joseph Pulitzer xây dựng đế chế xuất bản sách vào năm 1878. Tên của ông được dùng cho giải thưởng báo chí danh giá Pulitzer. Mặc dù tổng tài sản của gia đình vào khoảng 1,6 tỷ USD hiện tại, cháu trai Peter Pulitzer vẫn phá gần hết.
Joseph Pulitzer. (Nguồn: Supplied)
Ông và 2 con trai rơi vào cảnh nợ nần đẩy công ty đến bờ vực phá sản.
Trong thập niên 80, vợ cũ của ông và chồng mới của bà phải cho tiền để Peter Pulitzer giữ công ty.
Gould
Jason Gould là một đại gia đường sắt ở thế kỷ 19 và là một trong những người Mỹ giàu nhất lịch sử. Vào năm 1881, công ty của ông vận hành 25.500 km đường sắt, chiếm thị phần lớn nhất nước. Ông để lại gia tài trị giá 77 triệu USD khi qua đời vào năm 1892.
Jason Gould. (Nguồn: Supplied)
Tuy nhiên, con trai George Gould không giữ được cơ nghiệp và dành gần hết tiền cho chủ nợ. Sau khi ông mất năm 1923, 10 người con chỉ còn 5 triệu USD để chia nhau.