MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những hình ảnh hiếm về "làng chài" Tokyo trước khi là thành phố lớn nhất thế giới

19-01-2017 - 19:16 PM | Tài chính quốc tế

Trước khi trở thành thành phố 13 triệu dân, thủ đô Tokyo của nước Nhật ngày nay là một làng chài nhỏ tên gọi Edo với những mái nhà lụp sụp, dân cư thưa thớt.


Tokyo ban đầu có tên là Edo, nghĩa là cửa sông. Cuối thế kỷ 12, Edo được tộc Edo xây dựng thành một pháo đài. Dấu tích của tường thành vẫn còn tồn tại tới ngày nay.

Tokyo ban đầu có tên là Edo, nghĩa là cửa sông. Cuối thế kỷ 12, Edo được tộc Edo xây dựng thành một pháo đài. Dấu tích của tường thành vẫn còn tồn tại tới ngày nay.


Mãi tới những năm 1630, dân số Edo mới chỉ có 150.000 người.

Mãi tới những năm 1630, dân số Edo mới chỉ có 150.000 người.


Một thế kỷ sau, làng chài nhỏ bắt đầu phát triển và trở thành một trong những đô thị đông đúc nhất thế giới, với dân số khoảng 1 triệu người.

Một thế kỷ sau, làng chài nhỏ bắt đầu phát triển và trở thành một trong những đô thị đông đúc nhất thế giới, với dân số khoảng 1 triệu người.


Đến thế kỷ 18, Edo trở thành thủ đô của Nhật Bản. Trong suốt thời gian đó, nơi đây được hưởng thời gian dài yên bình.

Đến thế kỷ 18, Edo trở thành thủ đô của Nhật Bản. Trong suốt thời gian đó, nơi đây được hưởng thời gian dài yên bình.


Năm 1852, thuyền trưởng người Mỹ Matthew C. Perry tới đây. Perry đàm phán với chính phủ Nhật Bản để mở hai cảng lớn trong khu vực, điều dẫn tới tình trạng lạm phát nghiêm trọng, kéo theo các cuộc biểu tình của người dân.

Năm 1852, thuyền trưởng người Mỹ Matthew C. Perry tới đây. Perry đàm phán với chính phủ Nhật Bản để mở hai cảng lớn trong khu vực, điều dẫn tới tình trạng lạm phát nghiêm trọng, kéo theo các cuộc biểu tình của người dân.


Đến năm 1889, vùng trung tâm Tokyo thực sự trở thành trung tâm nông nghiệp và thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Đây cũng là thời điểm công nghiệp hóa bắt đầu. Đây là hình ảnh nhộn nhịp sầm uất của một con phố ở Tokyo thời đó.

Đến năm 1889, vùng trung tâm Tokyo thực sự trở thành trung tâm nông nghiệp và thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Đây cũng là thời điểm công nghiệp hóa bắt đầu. Đây là hình ảnh nhộn nhịp sầm uất của một con phố ở Tokyo thời đó.


Người nông dân hái trà trên một ngọn đồi ở ngoại ô Tokyo. Trà trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19.

Người nông dân hái trà trên một ngọn đồi ở ngoại ô Tokyo. Trà trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19.


Trong quy hoạch tổng thể, Tokyo được ưu tiên phát triển đường sắt hơn là đường quốc lộ. Điều này dẫn tới tình trạng thành phố có mật độ dân số cao.

Trong quy hoạch tổng thể, Tokyo được ưu tiên phát triển đường sắt hơn là đường quốc lộ. Điều này dẫn tới tình trạng thành phố có mật độ dân số cao.


Tokyo phát triển hệ thống kênh rạch đầu thế kỷ 20. Tàu thuyền được sử dụng để vận chuyển hàng hóa tới các kho chứa, bến bãi và nhà máy trong khắp khu vực.

Tokyo phát triển hệ thống kênh rạch đầu thế kỷ 20. Tàu thuyền được sử dụng để vận chuyển hàng hóa tới các kho chứa, bến bãi và nhà máy trong khắp khu vực.


Dân số Tokyo tiếp tục tăng lên mạnh mẽ. Vào năm 1920, dân số Tokyo ước đạt 3,7 triệu người.

Dân số Tokyo tiếp tục tăng lên mạnh mẽ. Vào năm 1920, dân số Tokyo ước đạt 3,7 triệu người.


Ngày nay, Tokyo vẫn là một trong những thành phố lớn nhất thế giới, với dân số đạt 13,5 triệu người.

Ngày nay, Tokyo vẫn là một trong những thành phố lớn nhất thế giới, với dân số đạt 13,5 triệu người.


Cùng với đó là hệ thống giao thông phức tạp và những tòa thấp cao nhất thế giới, giúp đảm bảo chỗ ở cho hơn 10 triệu người.

Cùng với đó là hệ thống giao thông phức tạp và những tòa thấp cao nhất thế giới, giúp đảm bảo chỗ ở cho hơn 10 triệu người.

Linh Anh

Business Insider

Trở lên trên