MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những người lạc quan nhất cũng không còn tin vào một giải pháp nhanh chóng cho Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung

17-10-2018 - 11:10 AM | Tài chính quốc tế

Ngay cả những chuyên gia có quan điểm lạc quan nhất về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng phải "từ bỏ hy vọng" về tương lai của mối quan hệ hai nước này.

Trong nhiều tháng nay, các nhà đầu tư và kinh tế học đã luôn giữ quan điểm rằng hy vọng lợi ích cá nhân của mỗi quốc gia cuối cùng sẽ mang đến một cuộc đàm phán thương lượng cho cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, có lẽ thậm chí sẽ được diễn ra trước các cuộc bầu cử quốc hội giữa kì của Mỹ vào tháng tới.

Nhưng quan điểm lạc quan như vậy có lẽ đã đặt không đúng chỗ, bởi hiện đang có rất nhiều dự đoán rằng những động thái đáp trả qua lại chính là dấu hiệu của một cuộc xung đột kéo dài, với một chút lạc quan về cách thức giải quyết.

"Khi nói đến thương mại, chúng ta thường bắt đầu ở mức mà mọi người đang đánh giá nó ở mức tệ nhất" - Patrik Schowitz, chiến lược gia toàn cầu tại JPMorgan Asset Management cho biết.

Ông nói thêm: "Có rất nhiều ý kiến cho rằng tình hình hiện tại sẽ trở thành một tình thế kéo dài vĩnh viễn, rằng chúng ta đang tiến đến gần với một cuộc chiến tranh lạnh. Vì thế tôi nghĩ rằng mọi người đang đánh giá về một kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra."

Yves Bonzon, giám đốc đầu tư tại Julius Baer, cho biết ngân hàng tư nhân này tin rằng mối đe doạ đối với lợi nhuận của các công ty Mỹ niêm yết trên S&P 500 từ những căng thẳng gia tăng do chiến tranh thương mại sẽ mang lại một thoả thuận "ngừng bắn".

Trong một cuộc phỏng vấn tại Hồng Kông vào tuần trước, ông nói: "Vì vậy, đây là lý do tại sao ngay từ đầu chúng tôi đã hy vọng rằng chính quyền Mỹ sẽ rút lui trong một vài lĩnh vực và yêu cầu sự nhượng bộ từ phía Trung Quốc."

Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng kịch bản lạc quan như thế này sẽ không diễn ra.

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng chúng ta có thể hơi chậm chạp trong việc chấp nhận một thực tế đó là những căng thẳng, những hậu quả mà cuộc chiến thương mại mang lại sẽ không biến mất", ông nhấn mạnh có nhiều quan điểm gần đây cho rằng chính quyền Trump đang rất nỗ lực để "tái cân bằng" mối quan hệ của nước này với Trung Quốc.

Quả thực, viễn cảnh về một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài có thể sẽ làm cạn kiệt nguồn năng lượng đầu tư và kinh tế trong nhiều năm tới, ít nhất thì hiện cũng đang tăng lên.

Haibin Zhu, giám đốc kinh tế Trung Quốc tại JPMorgan, cho biết kịch bản mà ngân hàng này dự đoán sẽ là Mỹ áp đặt thuế lên tất cả các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là "sự kiện kinh tế thực sự thảm khốc vào năm 2019" sẽ diễn ra, ông nói trong cuộc hội thảo tổ chức tại Hồng Kông tuần trước.

Với sự biến đổi thành một "cuộc chiến thương mại toàn diện, tác động sẽ lớn hơn nhiều", ông Zhu nói thêm rằng việc này sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm khoảng 1 điểm phần trăm.

Inwha Huh, phó giám đốc HSBC, cho biết, trong khi đó, các công ty đã quá "tự mãn" về những rủi ro. Ông nói: "Đã có một yếu tố mang tính phủ nhận xuất hiện trên thị trường."

Ông nói rằng ngân hàng hiện đang thực hiện "quan điểm thực tế", rằng ông Trump cuối cùng sẽ giành chiến thắng tại cuộc bầu cử giữa kỳ và quan điểm thương mại của ông vẫn được giữ vững trong thập kỷ tới. Ông cho hay: "Rất có thể, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách ở hiện tại."

Agustin Carstens, quản lý cấp cao tại Bank for International Settlements tại Basel, Thuỵ Sĩ, cho biết cộng đồng các công ty tài chính toàn cầu đều có quan điểm thống nhất rằng Mỹ và Trung Quốc phải tìm ra một giải pháp giải quyết.

Ông Carstens trả lời phỏng vấn với CNBC rằng: "Tôi nghĩ rằng hai quốc gia đó, họ đã nhận thức được những gì đang bị đe doạ" và đề cập đến cuộc họp của Ngân hàng thế giới diễn ra tại Balo, ở đó ông đã đưa ra quan điểm thúc giục hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cần phải có những bước tiến hiệu quả.

Hương Giang

CNBC

Trở lên trên