MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những quốc gia nào hưởng lợi lớn khi bão giá năng lượng diễn ra?

07-09-2022 - 06:02 AM | Thị trường

Những quốc gia nào hưởng lợi lớn khi bão giá năng lượng diễn ra?

Giá năng lượng tăng cao cùng với việc nguồn cung từ Nga không còn được đảm bảo đang đe dọa các quốc gia châu Âu hơn bao giờ hết. Kể từ khi bão giá năng lượng, những quốc gia nào được hưởng lợi lớn với việc thay đổi ngoạn mục trong kim ngạch xuất nhập khẩu và lợi nhuận thu được từ năng lượng?

Cú sốc năng lượng đang căng thẳng hơn bao giờ hết. Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra, giá năng lượng đã tăng cao kỉ lục so với chi phí khai thác và sản xuất. Bản đồ năng lượng thế giới đang được định hình lại và các quốc gia đang buộc phải tập trung vào việc định giá lại năng lượng cũng như hỗ trợ người tiêu dùng trước bão giá.

Trong 5 năm trước, giá trị xuất khẩu của Saudi Arabia dao động quanh mức 20 tỷ USD/tháng. Kể từ khi xung đột diễn ra, giá trị xuất khẩu năng lượng hàng tháng của quốc gia này đã tăng vọt lên mức 40 tỷ USD/tháng.

Những quốc gia nào hưởng lợi lớn khi bão giá năng lượng diễn ra? - Ảnh 1.

Nguồn: FT.com

Có thể thấy sự khác biệt giữa tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu giữa các quốc gia là rất khác biệt. Na Uy là quốc gia có thu nhập từ xuất khẩu đã tăng gần gấp đôi. Xếp cuối là Ấn Độ, quốc gia có hóa đơn nhập khẩu tăng 50% nhưng thu nhập từ xuất khẩu chỉ tăng 15%. Đối với hầu hết quốc gia, vị trí của họ phản ánh rõ ràng mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của họ.

Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng đến các quốc gia hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng phải hứng chịu bão giá năng lượng ở mức kỷ lục. Na Uy được hưởng lợi từ xung đột giữa Nga và Ukraine khi xuất khẩu dầu, khí đốt và điện giá cao. Các nhà xuất khẩu hàng hóa truyền thống khác như Canada và Úc cũng đang hưởng lợi từ điều này.

Mỹ cũng là quốc gia không bị sụt giảm trong cán cân thương mại trong năm qua nhờ vào giá năng lượng tăng cao. Đó cũng là lí do nên kinh tế lớn nhất thế giới này đi từ nước nhập khẩu năng lượng ròng sang tự cung tự cấp. Quốc gia này chỉ bị ảnh hưởng trong nửa năm đầu tiên của đại dịch khi người tiêu dùng Mỹ thay đổi chi tiêu của họ từ các sản phẩm dịch vụ sang các hàng hóa cơ bản.

Indonesia cũng chứng kiến bước nhảy vọt trong thu nhập từ xuất khẩu. Ông lớn Trung Quốc cũng ghi nhận điều tương tự, tuy nhiên yếu tố phục hồi sau đại dịch đóng vai trò lớn hơn. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi lớn khác ngoài Ấn Độ, bao gồm các quốc gia như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi, đang phải đối mặt với việc tăng hóa đơn nhập khẩu, thậm chí vượt xa bất kỳ mức tăng trưởng xuất khẩu nào mà họ có thể đã từng đạt được.

Không thể không nhắc đến Nga, quốc gia then chốt trong việc thu được những khoản thặng dư khổng lồ. Chính quyền ông Putin đã kiếm được rất nhiều tiền từ việc bán dầu và khí đốt trong năm nay. Nếu tính cả những con số chưa được thống kê chính thức, thặng dư thương mại của nước này đã tăng hơn 3 lần kể từ năm ngoái.

Tuy nhiên khoản lợi nhuận này được đánh giá là rất dễ bị tổn thương. Trong 7 tháng đầu năm, sản lượng xuất khẩu khí đốt của Nga đã giảm 12% so với cùng kì năm 2021. Cùng với việc nguồn cung khí đốt cho châu Âu tiếp tục bị siết chặt, mức sụt giảm hiện nay có thể lớn hơn rất nhiều.

Những quốc gia nào hưởng lợi lớn khi bão giá năng lượng diễn ra? - Ảnh 2.

Nguồn: FT.com

Châu Âu đang quyết tâm thoát khỏi sự phụ thuộc của mình vào khí đốt của Nga trước khi dòng chảy năng lượng từ quốc gia này bị khóa vĩnh viễn. Một vài nguồn tin cho biết kho dự trữ của Đức đã lấp đầy nhanh hơn so với kế hoạch. Pháp cũng đã phản ứng trước việc ông Putin ngừng cung cấp khí đốt cho công ty điện lực chính Engie trong tuần này bằng cách nhấn mạnh rằng các hồ chứa của họ đã đầy 90%. Giá khí đốt giảm đột ngột vào tuần này là minh chứng cho thành công từ nỗ lực tìm kiếm nguồn cung của các quốc gia châu Âu.

Một số nhà quan sát nói rằng khi những hồ dự trữ này từ trạng thái cạn kiệt sang được lấp đầy, thị trường sẽ có sự chuyển biến đáng kể.

Như Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên