Những quốc gia sản xuất khí đốt nhiều nhất thế giới: Đứng đầu là nước thuộc Bắc Mỹ, chiếm gần 1/4 sản lượng toàn cầu
Từ Báo cáo Thống kê về Năng lượng Thế giới của BP, đây chính là những quốc gia sản xuất nhiều khí đốt tự nhiên nhất thế giới trong năm 2021.
- 11-08-2022Khó khăn chồng khó khăn: Khí đốt đang cạn mà Châu Âu còn tranh cãi về chất thải hạt nhân
- 04-08-2022Top những quốc gia sản xuất dầu nhiều nhất giữa thời bão giá năng lượng: Ba “ông lớn” bằng 10 nước cộng lại, châu Âu khó khăn chồng chất
- 04-08-2022Bản đồ các đường ống dẫn dầu và khí đốt trên toàn cầu: Gấp 30 lần chu vi trái đất
Tình hình nguồn cung vốn đã eo hẹp, giá khí đốt tự nhiên lại tăng cao ngất ngưởng, ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều quốc gia trên thế giới. Giá khí đốt tại châu Âu tăng gần gấp 10 lần so với mức trung bình trước tháng 2/2022.
Từ Báo cáo Thống kê về Năng lượng Thế giới của BP, đây là bối cảnh thị trường khí đốt thông qua dữ liệu về các nhà sản xuất lớn nhất thế giới năm 2021.
Lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên năm 2021
Khí đốt tự nhiên là một nguồn nhiên liệu không thể thiếu trong hầu hết khía cạnh của đời sống hàng ngày. Khí đốt được dùng để sưởi ấm, nấu ăn, sản xuất điện, làm nhiên liệu cho xe động cơ, phục vụ ngành phân bón và sản xuất nhựa.
Nhiên liệu này là chính là khí hydrocacbon có trong tự nhiên và là nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo được hình thành bên dưới bề mặt Trái đất. Mặc dù Trái đất có lượng khí tự nhiên khổng lồ, nhưng phần lớn các mỏ lại nằm ở những khu vực xa nơi tiêu thụ.
Để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển và giảm trọng lượng, khí tự nhiên thường được chuyển đổi thành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), thông qua một quá trình được gọi là hóa lỏng.
Mặc cho những nỗ lực toàn cầu nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên đã đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm 2021, vượt qua kỷ lục được thiết lập trước đó vào năm 2019 là 3,3%.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu khí đốt dự kiến sẽ giảm nhẹ vào năm 2022 và tiếp tục giảm đến năm 2025.
Bắc Mỹ là khu vực có nhu cầu khí đốt cao nhất thế giới với 1.084 tỷ m3 trong năm 2021. Xếp thứ hai là khu vực châu Á – Thái Bình Dương với 895 tỷ m3. Nhu cầu khí đốt của châu Âu xếp thứ tư với 604 tỷ m3 và dự kiến sẽ còn tiếp tục giảm cho đến năm 2025.
Khu vực Châu Á Thái Bình Dương và lĩnh vực công nghiệp dự kiến sẽ là động lực chính tiêu thụ khí đốt toàn cầu trong những năm tới.
Sản lượng khí đốt năm 2021 của một số quốc gia
10 nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới chiếm khoảng 73% tổng sản lượng toàn cầu. So với năm 2020, những quốc gia thuộc top 10 của năm 2021 không có sự thay đổi về thứ tự. Nhưng nhìn chung sản lượng đều tăng so với năm 2020.
Khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 32% lượng tiêu thụ nhiên liệu tại Mỹ. Quốc gia này đồng thời cũng là nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới với 943,2 tỷ m3 trong năm 2021, chiếm 23,1% tổng sản lượng toàn cầu.
Nga là nhà sản xuất đứng thứ hai với 701,7 tỷ m3 và có trữ lượng lớn nhất thế giới với khoảng 37 nghìn tỷ m3 khí đốt. Nga cũng là một trong những nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới.
Iran tuy không đứng đầu về sản lượng khí đốt, nhưng đây là quốc gia có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới. Nước này nằm trong số những khu vực giàu hydrocacbon nhất, với khoảng 145 mỏ hydrocacbon và hơn 290 hồ chứa dầu khí. Nguồn tài nguyên này có thể còn nhiều hơn nữa khi được khám phá thêm.
Sản lượng khí đốt của Trung Quốc tăng 7,8% trong năm 2021 và gần gấp đôi sản lượng năm 2011. Sản lượng tăng trưởng liên tục một phần là do chính sách của chính phủ khuyến khích chuyển đổi từ than sang khí đốt.
Khủng hoảng khí đốt tự nhiên của châu Âu
Trước cuộc xung đột tại Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) nhập khẩu khoảng 40% khí đốt tự nhiên từ Nga. Khí được vận chuyển thông qua hệ thống đường ống Nord Stream. Đây là mạng lưới đường ống dẫn khí đốt tự nhiên dưới biển Baltic, nối từ Nga đến Đức.
Tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga mới đây đã giảm một nửa lượng khí đốt tự nhiên chảy qua đường ống Nord Stream 1, xuống còn 20% công suất.
Trong bối cảnh thiếu thốn khí đốt, EU vạch ra kế hoạch để thoát ly dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch của Nga. Lithuania đã ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga vào đầu tháng 4 năm nay. Bulgaria, Hà Lan, Ba Lan đều tuyên bố không có ý định gia hạn hợp đồng dài hạn với Gazprom. Mặc dù vậy, châu Âu vẫn cần đến nguồn cung khí đốt của Nga trong ngắn và trung hạn.
Tham khảo: BP's Statistical Review of World Energy
Nhịp Sống Kinh Tế