MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những quỹ phòng hộ hàng đầu thế giới cũng thua lỗ chẳng kém ai

15-01-2019 - 09:25 AM | Tài chính quốc tế

Sau cú trượt dài của thị trường chứng khoán cuối năm vừa rồi cùng những lần nâng lãi suất của Fed, các nhà quản lý tài sản như BlackRock, GAM hay Schroder cũng lâm vào thế khó.

Những quỹ phòng hộ được các công ty quản lý lớn nhất thế giới điều hành - GAM, Schroder và BlackRock, đã phải hứng chịu nhiều tổn thất sau tình trạng lao dốc của thị trường chứng khoán hồi cuối năm 2018 và việc lãi suất cho vay của Mỹ tăng lên cũng dẫn đến tình thế khó khăn cho các nhà quản lý tài sản.

Nhiều quỹ phòng hộ lớn cũng thất bại trong việc "bảo vệ" tài sản của khách hàng, không tránh được những tổn thất lớn. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi hơn về những khoản thù lao khổng lồ mà những nhà quản lý này đòi hỏi. Trong năm 2018, chỉ có 16 quỹ phòng hộ đạt mức lợi nhuận tích cực (chưa tính các loại chi phí) trong số 450 quỹ được giám sát bởi nhóm đầu tư thay thế (Alternative Invesment) của HSBC.

"Chiếc thìa gỗ" của năm 2018 đã được "trao" cho Quỹ Entrepreneur Partners, có trụ sở tại Zurich, trị giá 79 triệu euro, đầu tư vào thị trường chứng khoán Đức, Áo và Thụy Sĩ. Quỹ này đã mất 26,9%, và đã lỗ 2 năm liên tiếp trong vòng 3 năm qua.

Quỹ Entrepreneur cho biết: "2018 là một năm khó khăn đối với các nhà đầu tư thực hiện chiến lược dài hạn lẫn ngắn hạn tại thị trường chứng khoán châu Âu nói chung. Quỹ Trias L/S này đã mang về 9,37% lợi nhuận hàng năm kể từ khi thành lập vào năm 2012 và vẫn là một công ty có diễn biến rất khả quan so với các đối thủ khác."

GAM, công ty quản lý tài sản của Thụy Sĩ, đã phải đưa ra lời cảnh báo về lợi nhuận vào tháng 7 năm ngoái do những vấn đề tại Cantab Capital. Quỹ định lượng Cantab của GAM trị giá 1 tỷ USD đã mất 23,1% trong năm 2018, trong khi đầu tư theo các chỉ số vĩ mô của GAM trị giá 1,5 tỷ USD cũng chứng kiến mức lợi nhuận giảm 13%.

"2018 là một năm đầy thách thức nhưng không phải là năm khiến chúng tôi đặt ra câu hỏi liệu động lực của thị trường đã thay đổi chưa. Các chiến lược tập trung vào xu hướng sẽ chịu lỗ tại các điểm giá đảo ngược và phần thưởng cho các chiến lược này là khả năng sinh lời ngay cả khi thị trường rơi vào lãnh thổ của "gấu", Anthony Lawler, chủ tịch GAM Systemastic, cho biết.

Quỹ phòng hộ của Graham Capital trị giá 1 tỷ USD lại thu về 15,1% lợi nhuận trong năm ngoái, cho thấy đây là quỹ có diễn biến tốt nhất trong nhóm theo dõi của HSBC. Tuy nhiên, một quỹ khác cũng thuộc quản lý của Graham lại được xếp trong nhóm có hiệu suất tệ nhất, mất 17% và quỹ "xu hướng ngắn hạn" trị giá 6,2 tỷ USD của Graham mất 13,3%.

Các công ty tư vấn về xu hướng giao dịch hàng hoá, các công ty quản lý điều hành bởi máy tính chịu trách nhiệm cho gần 10 loại quỹ phòng hộ của ngành công nghiệp quản lý tài sản đã ghi nhận hiệu suất tồi tệ nhất trong vòng 16 năm, theo Gernot Heitzinger, giám đốc điều hành của SMM. Quỹ đa dạng hóa hợp đồng tương lai của SMM cũng kết thúc năm với mức giảm 17,8% của lợi nhuận.

BlackRock, quỹ quản lý tài sản lớn nhất thế giới, cũng chịu khoản lỗ 19,9% vào năm ngoái, sự sụt giảm đến từ quỹ BSF European Diversified Equity Absolute Return. BlackRock cho biết căng thẳng thương mại, quá trình Mỹ nâng lãi suất và sự bất ổn về thời điểm kết thúc chu kỳ thị trường hiện tại đã dẫn đến hiệu suất kém hiệu quả của các công ty định hướng xuất khẩu do quỹ này quản lý.

Dữ liệu từ công ty eVesment chỉ ra rằng ngành công nghiệp quỹ phòng hộ đã chứng kiến năm tệ thứ 3 trong lịch sử. 10 quỹ phòng hộ lớn nhất đã ghi nhận mức lỗ trung bình sau khi tính các loại chi phí là 4,5%, hiệu suất thấp hơn so với S&P 500.

Các quỹ sử dụng chiến lược phòng vệ tài sản (Long/Short fund) cũng ghi nhận mức lỗ trung bình là 6,8%, trong khi lợi nhuận của các quỹ Activist, nhóm thu hút được dòng vốn đáng kể từ các tổ chức đầu tư trong những năm gần đây cũng giảm trung bình 13,3%.

Hương Giang

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên