Những rủi ro đằng sau dự báo kinh tế đầy lạc quan của IMF
Trong bối cảnh những rủi ro liên quan đến bảo hộ thương mại và xung đột toàn cầu hiện tăng lên, IMF dường như đã không phản ánh chúng vào báo cáo triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu của cơ quan này.
- 13-02-2018Tổng giám đốc IMF: “Sẽ đến lúc tiền ảo được chính phủ điều tiết”
- 17-08-2017IMF cảnh báo Trung Quốc về “quả bom” nợ
- 24-07-2017IMF: “Vai trò đầu tàu của kinh tế Mỹ đang suy giảm”
Ngày 17.4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết họ kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm nay và năm sau, dự báo này không thay đổi so với dự báo của tổ chức này trong tháng 1. Đó là tin tốt cho thị trường. Tin xấu là có một điều quan trọng hơn trong báo cáo của IMF quý này: lời cảnh báo về những rủi ro liên quan đến bảo hộ thương mại và xung đột toàn cầu.
Trong bối cảnh những rủi ro này đã tăng cao hơn so với khi IMF đưa ra những dự báo tăng trưởng trước đó vào tháng 1.2018 và rằng IMF hầu như đã không thay đổi những dự báo của mình trong lần này, thì có thể nói rằng những rủi ro này không được phản ánh trong triển vọng tăng trưởng và chỉ được phản ánh một phần vào thị trường tài chính. Điều này có nghĩa là triển vọng tăng trưởng, giá cả hàng hóa và thị trường chứng khoán đều đối mặt với rủi ro sụt giảm nếu quan hệ thương mại Mỹ - Trung không cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể trong ngắn hạn.
Cập nhật dự báo trong tháng 4.2018 của IMF cho tăng trưởng kinh tế thế giới; một số khu vực và quốc gia trong giai đoạn 2016-2019
Tất nhiên, IMF không phải là tổ chức duy nhất đưa ra dự báo mà không kết hợp những rủi ro vĩ mô đáng kể liên quan đến việc áp thuế lẫn nhau giữa 2 bên bờ Thái Bình Dương. Dự báo tăng trưởng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và chính sách lãi suất được cơ quan này công bố vào ngày 21.3 cũng không tính đến rủi ro thương mại. Với vị thế của mình, IMF đã thừa nhận rằng "việc chính phủ các nước chuyển sang các chính sách hướng nội có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại quốc tế" cũng như "căng thẳng về địa chính trị và xung đột diễn biến ngày một xấu đi" là những yếu tố quan trọng.
Nhưng với việc chỉ lưu ý những điều này trong phần thuyết minh báo cáo, điều đó có nghĩa là tiềm năng của triển vọng tăng trưởng phần lớn đã được phản ánh trong dự báo của IMF, trong khi rủi ro suy giảm chỉ mới được cho là đáng kể (nghĩa là chưa hay chỉ phản ánh một phần). Đây là một vấn đề và gây ra rủi ro bất xứng đặc biệt rõ rệt, vì tầm quan trọng của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế gần đây đã được chính IMF khẳng định. Như vậy, chúng ta cần phải làm rõ mức độ quan trọng của thương mại, khi xem xét các rủi ro tiềm ẩn đang diễn ra.
Tăng trưởng toàn cầu bất ngờ tăng lên trong quý II.2017 khi mà sản xuất công nghiệp (đường màu xanh) và thương mại gia tăng (đường màu đỏ).
Ngoài những rủi ro của các cuộc tranh chấp địa chính trị và chính sách thương mại hướng nội dẫn đến việc áp thuế quan và các hình thức bảo hộ khác, IMF cũng thừa nhận một loạt các rủi ro khác có vẻ chắc chắn hơn, cả về xác suất xảy ra và tác động lịch sử: lạm phát nhanh hơn và việc thu hẹp dần chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của Fed.
Mặc dù thương mại chiếm phần lớn sự chú ý kể từ đầu tháng 3 nhưng rủi ro thương mại không phải là nguyên nhân gây ra đà bán tháo trên thị trường vào tháng 2, khiến giới đầu tư đổ xô đến các tài sản không an toàn. Thay vào đó, nguyên nhân chính là nguy cơ lạm phát ở Mỹ và tiềm năng tăng lãi suất 4 lần của Fed trong năm nay, làm cho giá trái phiếu, giá cổ phiếu, giá dầu và giá kim loại công nghiệp giảm xuống - tất cả chúng đã diễn ra trước khi có diễn biến liên quan đến thương mại, thuế quan, các biện pháp trừng phạt và những diễn biến tại Syria gần đây.
Liên quan đến lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ có thể sẽ tăng lên trong những tháng tới vì việc tăng thuế quan và thị trường lao động đang ngày một thắt chặt (đồng nghĩa với việc tạo ra áp lực tăng lương), và vì lạm phát đã ở mức quá thấp vào mùa xuân và mùa hè. Tất nhiên, FED vẫn xem chỉ số tiêu dùng cá nhân như một thước đo lạm phát và cơ sở cho các chính sách, nhưng không thể bỏ qua CPI vì nó thường được sử dụng làm tham chiếu cho lạm phát trong các hợp đồng nhà cung cấp, hợp đồng lao động và luật thuế.
Lạm phát (màu xanh) và Lạm phát loại trừ năng lượng (màu đỏ) đều đã vượt qua mức mục tiêu 2% mà Fed đề ra, hàm ý cơ quan này có thể mạnh dạn nâng lãi suất.
Nguy cơ lạm phát tăng nhanh đã khiến đồng USD không lặp lại đà suy yếu vào năm 2017. Nhưng khi mà các ngân hàng trung ương khác muốn thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng bạc xanh có thể sẽ không tăng trở lại mức như từng có vào cuối năm 2016. Vấn đề không phải là đồng USD có tăng lên hay không, mà là lãi suất và lợi suất trái phiếu sẽ phải đối mặt với rủi ro tăng lên do lạm phát.
Dù rằng Fed và IMF dường như không quan tâm lắm đến xung đột thương mại và những chú thích của IMF trong báo cáo mới đây có thể không thực sự là những rủi ro, khả năng tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của công ty có thể suy giảm do các chính sách tiền tệ và tín dụng thắt chặt hơn vẫn sẽ hiện hữu. Rủi ro thương mại và thuế quan chỉ làm trầm trọng thêm những rủi ro đã có sẵn đó.
Bài viết thể hiện quan đểm của Jason Schenker, cộng tác viên của Bloomberg và hiện là chủ tịch và nhà sáng lập của Prestige Economics.
Người đồng hành