Những tác động tâm lý từ Black Friday và cách để bạn không bội chi trong ngày này
Black Friday đã cận kề, làm thế nào để bạn không bị bội chi?
- 25-11-2022Sắc vóc dàn WAGs tuyển Brazil tại World Cup 2022
- 25-11-2022'Cầu thủ đẹp trai nhất World Cup 2022' và mối tình đổ vỡ sau 5 năm, hẹn hò người mới
- 25-11-2022Thắng Argentina, cả đội Saudi Arabia được nhận hàng chục siêu xe Rolls Royce
- 25-11-2022Công trình độc nhất vô nhị tại Qatar, lập kỷ lục Guinness khiến cả thế giới nể phục với tầm nhìn của tương lai
- 22-11-20227 sai lầm khi mua sắm vào ngày Black Friday
Hàng năm, ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng 11 sẽ mang đến cho chúng ta rất nhiều ưu đãi và giảm giá tại hầu hết các cửa hàng và trên các nền tảng bán hàng trực tuyến.
Trước đó, nhiều người đã nghĩ về những mặt hàng mà họ muốn mua, và họ sẽ chỉ chờ đợi đến ngày này để có được nó. Tuy nhiên, bạn có thực sự biết các hiện tượng tâm lý đằng sau tất cả những chiến lược tiếp thị này không?
Mục đích chính của Black Friday là tăng cường và tập trung vào tiêu dùng. Trong suốt cả năm, các nhãn hàng sẽ cố gắng quảng cáo sản phẩm của họ và cố gắng cho mọi người biết chính xác những gì mình cần. Và vào ngày Black Friday, một đợt giảm giá sâu mang đến thông điệp: "Nếu bạn muốn, bây giờ là lúc để có được nó!".
3 tác động tâm lý của Black Friday
Thực tế là các công ty lớn đã sử dụng kiến thức đằng sau tâm lý xã hội để tăng số lượng bán hàng của họ. Họ thường làm điều đó một cách kín đáo và bí mật, nhưng đôi khi cũng khá trắng trợn.
Đánh vào những nhu cầu cấp bách
Những ưu đãi và giảm giá có thời hạn tạo ra nhu cầu cấp bách để mua một sản phẩm mà bạn có thể không thực sự cần. Quả thực là bạn có thể sống mà không cần sản phẩm đó, nhưng bạn không muốn cơ hội có nó bị vuột mất.
Black Friday cũng thành công do gần với những ngày lễ như Giáng sinh, năm mới nên việc mua sắm bỗng thực sự trở nên cấp bách và cần thiết. Điều này khiến cho mọi người nghĩ rằng mình không thể bỏ lỡ cơ hội mua đồ giảm giá vào Black Friday vì ngay sau đó có thể sẽ phải mua với giá cao hơn.
Ngoài ra, người tiêu dùng còn bị tấn công trước đó nhiều tuần bởi lượng thông tin ồ ạt trên báo chí, mạng xã hội và điều này giúp họ cảm thấy Black Friday là một sự kiện không nên bỏ lỡ.
Mua một món hàng để đổi lấy hạnh phúc
Cảm xúc của chúng ta có ảnh hưởng lớn đến các quyết định tài chính mà chúng ta đưa ra, kể cả những quyết định liên quan đến chủ nghĩa tiêu dùng.
Trong những ngày trước Black Friday, mọi người có nhiều thời gian để nghĩ về những gì mình muốn mua. Và đây thường là những thứ bạn khó có thể mua được với giá gốc. Bạn nghĩ rằng, khi đến Black Friday, bạn sẽ mua được với giá tốt và cuối cùng món đồ đó sẽ là của bạn.
Điều này giúp bạn có thể hình dung cuộc sống của mình sẽ "tuyệt vời" như thế nào với món đồ và bạn thuyết phục bản thân rằng bạn thực sự cần nó. Khi đã tưởng tượng ra tất cả những cảm giác tích cực này, bạn sẽ không thể từ chối niềm vui đó của mình và bạn sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đầu hàng trước những cám dỗ của Black Friday.
Giá cả sẽ “vô hiệu hóa” tư duy phản biện của bạn
Mua một sản phẩm với giá chiết khấu sẽ tạo ra một niềm vui có thể vô hiệu hóa tư duy phản biện của chúng ta, cũng tức là khả năng suy luận.
Các chuyên gia biết rằng bộ não của con người sẽ chuyển sang "chế độ mua hàng" ngay khi họ bước vào một cửa hàng. Vào thời điểm đó, công việc của nhân viên bán hàng là cố gắng thuyết phục bạn tiêu tiền của mình.
Các công ty lớn thường tìm cách thu hút nhiều khách hàng hơn bằng cách bán cho người tiêu dùng chính xác những gì họ muốn với mức giá tốt nhất. Giá này thậm chí vẫn còn cao, nhưng chiến lược của các nhà cung cấp sẽ khiến người tiêu dùng có thể thấy rằng giá ban đầu còn cao hơn nhiều.
Làm thế nào để tránh bội chi vào Black Friday
Đợt giảm giá Black Friday hoạt động theo cách thúc đẩy chúng ta tiêu tiền. Nhận thức được những cạm bẫy tâm lý này là bước đầu tiên để chống lại chúng. Dưới đây là những cách giúp bạn tránh được sự bội chi trong ngày hội giảm giá này.
Hãy đi mua sắm cùng một người bạn
Khi đi mua sắm một mình, bạn có nhiều khả năng mua những món đồ không thực sự cần đến. Đôi khi, có những hành động mà chúng ta thường sẽ không lấy gì làm tự hào khi làm trước mặt người khác, trong đó có việc mua sắm. Đi cùng một người bạn có thể khiến bạn tính toán kĩ càng và cân nhắc nhiều hơn.
Tránh sa đà vào việc mua sắm
Hãy cẩn thận với những món đồ rẻ tiền và những khoản mua sắm nho nhỏ. Nghe có vẻ vô hại nhưng chúng lại chính là những thứ đốt cháy túi tiền của bạn.
Đừng lấy giỏ mua hàng
Giỏ mua hàng khiến cho bạn muốn mua nhiều thứ hơn và khao khát lấp đầy chiếc giỏ khiến cho bạn có thể đặt vào đó nhiều món đồ mà bạn thực sự không cần đến.
Hãy viết một danh sách
Việc lập ra một danh sách những thứ bạn thực sự cần sẽ giúp bạn tập trung khi đối mặt với những món hàng hấp dẫn nhưng phù phiếm.
Lên kế hoạch khác
Thay vì lên kế hoạch mua sắm trong ngày Black Friday, bạn có thể lên cho mình những kế hoạch khác như thăm bạn bè, người thân hay dành một ngày cho chính mình. Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc sa vào cơn bão mua sắm.
Trí thức trẻ