Những trường hợp được miễn chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định CPTPP
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong vòng 01 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định pháp luật của nước thành viên nhập khẩu.
- 31-01-2019Đào thất thốn Nhật Tân 'tôn luyện thập kỷ' có gì đặc biệt?
- 31-01-2019Những điều cần kiểm tra trên xe ô tô trước Tết
- 31-01-2019Thu giữ hơn 1500 bao thuốc lá và 90 chai Chivas 18 nhập lậu
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, ngày 22/01/2019, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong đó, Điều 24 quy định các trường hợp thương nhân được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
Một là, trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không quá 1.000 USD hoặc tương đương với đồng tiền của Nước thành viên nhập khẩu hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu nếu quy định về trị giá miễn chứng từ cao hơn.
Hai là, hàng hóa được Nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình C/O.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định thương nhân không được miễn chứng từ C/O trong trường hợp việc nhập khẩu là một phần thuộc một chuỗi các hoạt động nhập khẩu được tiến hành hoặc đã lên kế hoạch nhằm trốn tránh quy định nộp chứng từ C/O của Nước thành viên nhập khẩu để hưởng ưu đãi thuế quan.
Về việc cấp chứng từ C/O, Thông tư quy định C/O do cơ quan có thẩm quyền cấp riêng cho từng lô hàng vào lãnh thổ của một Nước thành viên hoặc cấp chung cho nhiều lô hàng đối với hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời gian không quá 12 tháng trên chứng từ C/O.
Chứng từ C/O có hiệu lực trong vòng 01 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định cụ thể quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam bao gồm các phụ lục về Quy tắc cụ thể mặt hàng; Điều khoản liên quan đến quy tắc cụ thể mặt hàng cho xe và các bộ phận, phụ kiện của chúng; Mẫu C/O mẫu CPTPP Việt Nam; Mẫu Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP Việt Nam; Hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP và Tờ khai bổ sung; Quy tắc cụ thể mặt hàng đối với hàng dệt may; Danh mục nguồn cung thiếu hụt; Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu CPTPP của Việt Nam...
Cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày 08/3/2019 để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/3/2019.
Nhịp sống kinh tế