Nhượng quyền thương hiệu trong kinh tế chia sẻ, sự kết hợp độc đáo thời 4.0
Kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) đang trở thành một từ khóa cực nóng trong nền kinh tế 4.0. Vậy các mô hình nhượng quyền truyền thống đã làm gì để tiếp tục tận dụng nền tảng bền vững của nhượng quyền và yếu tố tốc độ, sáng tạo của công nghệ?
Mô hình kinh tế chia sẻ đang bùng nổ trên thế giới và tại Việt Nam
Có nhiều cách giải thích về mô hình kinh tế chia sẻ (Sharing Economy), nhưng có thể tạm hiểu, đó là một mô hình kinh doanh mới của kinh doanh ngang hàng, tận dụng lợi thế của phát triển công nghệ số giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và tiếp cận lượng khách hàng lớn qua nền tảng số.
Hay nói một cách khác, đây được coi là mô hình trong đó doanh nghiệp khai thác những tài nguyên sẵn có của các cá nhân, tận dụng ưu điểm của các nền tảng trực tuyến và big data để kết nối chủ sở hữu với người cần sử dụng. Mục đích của mô hình này là để giúp những cá nhân hoặc nhóm người tạo ra được thu nhập thụ động từ những tài sản "nhàn rỗi" của họ như nhà cửa, xe cộ, vật dụng,…
Không nằm ngoài xu thế, khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen về mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam cho thấy, tới 76% người Việt sẵn sàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ chia sẻ, cao hơn so với người tiêu dùng trên thế giới với con số là 66%.
Kinh tế chia sẻ xuất hiện trong nhiều lĩnh vực hiện nay tại Việt Nam. Năm 2014, sự bùng nổ của những cái tên như Uber xuất hiện, mở ra một thị trường ứng dụng trung gian về gọi xe và chuyển phát tại Việt Nam. Đặc biệt, khi thói quen của khách hàng thay đổi, ngay cả các hãng taxi truyền thống cũng phải cho ra đời các ứng dụng gọi xe của riêng mình để không bị đào thải khỏi thị trường.
Kéo theo đó, lĩnh vực du lịch bao gồm book tour, đặt phòng, vé máy bay, kì nghỉ cũng xuất hiện các ứng dụng trung gian được biết đến rộng rãi và được người dùng yêu thích. Các dịch vụ tài chính, cho vay nhanh, giáo dục… đều không thiếu các start-up đóng vai trò trung gian, thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ phát triển.
Nhượng quyền kinh doanh: Con đường khởi nghiệp "an toàn"
Nhượng quyền kinh doanh (Franchise) không còn là định nghĩa mới mẻ tại Việt Nam. Sự xuất hiện của các thương hiệu nước ngoài tại Việt Nam, ví dụ như các thương hiệu cửa hàng tiện lợi đồ ăn nhanh như KFC, Mc Donald, các cửa hàng tiện ích SevenEleven, Shop & Go là minh chứng rõ ràng cho việc kinh doanh nhượng quyền đang dần trở thành một xu hướng được ưa thích.
Hệ thống kinh doanh nhượng quyền đảm bảo các thành viên của hệ thống một sự đồng bộ tối đa cả về hình thức và nội dung. Lợi thế của hình thức này là bên nhượng quyền có thể mở rộng được mạng lưới, tăng nhận biết thương hiệu mà vẫn kiểm soát được chất lượng. Còn bên nhận nhượng quyền được hưởng lợi từ thương hiệu, hệ thống kinh doanh đã có sẵn nên dễ dàng phát triển doanh nghiệp của mình.
InXpress- Khi sức mạnh công nghệ chắp cánh cho sự phát triển bền vững của mô hình nhượng quyền trong nền kinh tế chia sẻ.
Trong 5-7 năm gần đây, mô hình kinh tế chia sẻ mới nổi lên như một hiện tượng và xu hướng mới của nền kinh tế thế giới . Nhưng có một sự thật, mô hình này đã được áp dụng cách đây 20 năm tại InXpress – một doanh nghiệp quốc tế hoạt động trong lĩnh vực giao vận và chuyển phát nhanh quốc tế có trụ sở tại Manchester, Anh Quốc.
Có mặt trên thế giới từ năm 1999, InXpress chính thức đầu tư vào Việt Nam từ cuối 2012 với "cửa hàng" nhận quyền đầu tiên tại Hà Nội tháng 3/2013, InXpress cung cấp các giải pháp giao vận, chuyển phát nhanh toàn cầu cho các khách hàng doanh nghiệp (B2B) thông qua việc kết nối khách hàng với các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu thế giới như DHL Express, FedEx, TNT, SF Express, DGF…
Một trong những người đầu tiên thành công với mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam là CEO của InXpress Việt Nam, ông Bùi Duy Nam, người từng có kinh nghiệm quản lý hơn 17 năm trong lĩnh vực Marketing và bán hàng, nguyên giám đốc thương hiệu Tiger Beer tại Việt Nam.
Đến nay InXpress Việt Nam đã thiết lập 28 đại lý nhận quyền tại khu vực Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ và tiếp tục phát triển tới các tỉnh và thành phố khác cung cấp dịch vụ chuyển phát và giao vận quốc tế cho gần 1.000 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. Hiện nay trên toàn cầu, cứ 8 giây lại có một lô hàng chuyển phát nhanh được xử lý và vận chuyển bởi hệ thống InXpress.
Khởi nghiệp "an toàn" với mô hình nhượng quyền công nghệ.
Tới năm 2019, InXpress có 350 đối tác nhận quyền tại 14 quốc gia trên toàn cầu. Với gần 30 đại lý nhận quyền và hàng trăm khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, InXpress hiện nằm trong TOP 3 khách hàng và đối tác có doanh thu lớn nhất tại thị trường Việt Nam của DHL Express.
"Với vai trò mạch máu của sản xuất, thương mại, ngành logistics Việt Nam nói chung và chuyển phát nhanh, giao vận quốc tế nói riêng sẽ chứng kiến sự phát triển vũ bão trong thời gian tới để đáp ứng sự lưu thông của "công xưởng thế giới"", Ông Nam nhận định. Đây có thể coi là "mảnh đất màu mỡ" cho các doanh nghiệp khởi nghiệp an toàn và bền vững.