Niềm tin lạc quan của nữ bác sĩ Mỹ đang chiến đấu với Covid-19 giữa bộn bề khó khăn: Kể cả khi bầu trời sụp đổ, tôi cũng sẽ không hoảng loạn!
Nhìn đứa bé hàng xóm nằm trên giường bệnh, nữ bác sĩ hứa với người mẹ: "Tôi hứa với chị, tôi sẽ không để con chị chết vì căn bệnh này".
- 20-03-2020Nữ sinh ở lại Châu Âu, không về nước tránh dịch: "Vì không biết mình có mang mầm bệnh không. Đọc báo thấy nhiều người lên máy bay và lây virus cho người khác, con không muốn như thế"
- 20-03-2020Lời nhắn nhủ từ nước Ý của người phụ nữ Việt: "Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho quê hương..."
- 20-03-2020Ông Johnathan Hạnh Nguyễn: "Gia đình lên phương án đưa con về nước vì tin tưởng vào y tế, đội ngũ bác sĩ Việt Nam"
Gần đây, cộng đồng mạng nước Mỹ đang xôn xao về một bài viết trên tờ New York Times của Cornelia Griggs - nữ bác sĩ phẫu thuật nhi khoa ở thành phố New York. Cô là một trong hàng ngàn bác sĩ đang phải vắt kiệt sức mình để chống lại Covid-19 - đại dịch đang lây nhiễm cho hơn 11.500 người tại đất nước này.
“Hãy nhìn vào mắt tôi”, Cornelia nói với Karen - người hàng xóm đang có con nằm viện tại viện của cô. Nữ bác sĩ cố gắng nuốt trôi cảm giác nghèn nghẹn ở cổ họng. “Tôi hứa với chị, tôi sẽ không để con chị chết vì căn bệnh này”.
Chỉ mới 2 tuần trước, những đứa trẻ nhà Cornelia và Karen còn cùng nhau ăn pizza, xem phim hoạt hình và chạy đuổi nhau trong nhà. Đó là trước khi ở Mỹ yêu cầu người dân tự cách ly và hạn chế đi lại. Giờ đây, con của Karen đang nằm trên giường bệnh với đống dây dợ lằng nhằng.
Dựa vào số liệu thống kê, Cornelia tự tin cô sẽ hoàn thành lời hứa của mình với Karen, bởi trẻ con không có nhiều nguy cơ tử vong vì Covid-19. “Nhưng tôi không đảm bảo lời hứa tương tự với những người khác”, cô viết.
Một vài ngày trước, Cornelia nhận được tin nhắn từ một người bạn bị hen phế quản: “Mình viết những lời này vì mình cần nói cho ai đó”. Cô bạn này nhắn rằng, nếu cô bị ốm và tiên lượng xấu, Cornelia hãy thu âm giọng nói của Josie - con gái mình. “Tớ nghĩ điều đó sẽ cứu sống tớ”.
Tại nơi Cornelia làm việc - một trong những cơ sở y tế lớn nhất New York, số ca nhiễm Covid-19 tăng đến chóng mặt, khiến lãnh đạo bệnh viện phải phân bổ lại nhân viên về các phòng cấp cứu, phòng hồi sức và phòng khám đặc biệt. Mọi lực lượng tinh nhuệ đều được huy động.
“Bầu trời đang sụp đổ. Tôi không sợ phải nói ra điều này. Vài tuần trước, bạn có thể gọi tôi là kẻ gây hoang mang; cũng chẳng sao. Thực tế, tôi sẽ rất hạnh phúc nếu bạn chứng minh rằng tôi đã sai”, cô viết.
Chưa ai từng dùng từ “kẻ gây hoang mang” để tả Cornelia trước đây. Cô là một bác sĩ phẫu thuật, một chuyên gia hồi sức tích cực hàng ngày vẫn giải quyết hàng chục ca chấn thương trong phòng cấp cứu, thực tập tại phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện ĐH Harvard. Hiện tại, Cornelia đang trong 4 tháng đào tạo cuối cùng để trở thành bác sĩ nhi khoa tại New York.
Một phần công việc của cô bao gồm thức dậy lúc nửa đêm để tới bệnh viện cứu sống các bệnh nhi bằng ECMO - kỹ thuật tuần hoàn ngoài cơ thể sử dụng khi bệnh nhân bị suy hô hấp không thể thở máy. Những kịch bản diễn tập giai đoạn cuối của Covid-19 cũng là một phần công việc của cô. “Hoảng loạn không có trong từ điển của tôi; cảm xúc của tôi chai sạn bớt sau 9 năm hành nghề. Thế nhưng, lần này thì khác”, cô tâm sự.
“Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu tốc độ và quy mô chưa từng thấy. Những lỗ hổng trong hệ thống y tế và tài chính đã bị phơi bày như những vết thương hở. Dù kết cục ra sao, cuộc sống của chúng ta cũng sẽ thay đổi mãi mãi”, Cornelia nhận xét.
Ở các tuyến đầu, bệnh nhân đang xếp hàng bên ngoài các phòng khám và phòng cấp cứu - đi tìm câu trả lời mà chúng tôi chưa có. Phải tới thứ Sáu tuần trước, việc xét nghiệm Covid-10 ở New York mới dễ dàng hơn, dù vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Bên cạnh văn phòng của Cornelia tại bệnh viện, một phòng nghiên cứu đang được chuyển đổi mục đích với hy vọng có thể làm được 1.000 xét nghiệm/ngày. Các lãnh đạo bệnh viện làm việc không biết mệt mỏi - nhưng các bác sĩ lại bi quan về khả năng đáp ứng số lượng bệnh nhân.
“Khi đi xung quanh bệnh viện nhi tuần này, tôi thấy những thùng găng tay và dụng cụ bảo hộ cứ vơi dần. Điều này sẽ tạo ra khủng hoảng cho các bệnh nhân nguy cơ cao, cũng như các nhân viên y tế”, Cornelia miêu tả tình hình tại nơi mình làm việc.
Đồ bảo hộ không phải là thứ duy nhất mà cô và các đồng nghiệp nghiệp cạn kiệt. Bệnh viện nơi Cornelia làm việc có 4.000 giường bệnh, nhưng chỉ có 500 máy thở và 250 máy dự phòng. Nếu so sánh với quy mô lây nhiễm Covid-19 tại Italy, New York chắc chắn sẽ không đáp ứng kịp. Các phương pháp điều trị vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và rất khó để được phê chuẩn.
Một lần nữa, nữ bác sĩ nhấn mạnh: “Bầu trời đang sụp đổ”.
“Tôi nói những điều này không phải để gây hoảng sợ, mà để mọi người cùng chung tay hành động”, Cornelia giải thích. “Chúng ta cần có nhiều dụng cụ hơn, ngay lúc này. Găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ chuyên dụng và cả máy thở. Chúng ta cần giới công nghệ cải tiến và thử nghiệm các loại máy thở để có thể hỗ trợ nhiều hơn một bệnh nhân cùng lúc. Chúng ta cần các phòng thí nghiệm nỗ lực hết mình để nghiên cứu chủng virus này, để có thể sản xuất vắc-xin và đề xuất phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt”.
Cornelia kêu gọi các nhân viên y tế trên toàn thế giới hãy cùng nhau chia sẻ các thông tin, hướng dẫn về bệnh dịch thông qua mạng xã hội. Để giảm thiểu số ca nhiễm bệnh, nữ bác sĩ này cũng khẩn cầu mọi người hãy ở yên trong nhà, nhưng không nên ngồi thụ động một chỗ.
“Giống như mọi người, tôi cũng có lúc hốt hoảng khi nghĩ đến viễn cảnh tồi tệ nhất của Covid-19. Thế nhưng, cứ mãi đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực sẽ chẳng thể giúp ích gì cả. Thay vì hoảng loạn, chúng ta cần phải cùng nhau hành động”, Cornelia nói.
“Chúng tôi - những người hàng ngày phải tiếp xúc với các bệnh nhân nhiễm Covid-19 - cần các bạn, trí óc, mạng lưới quan hệ, giải pháp sáng tạo và tiếng nói đấu tranh của các bạn. Chúng tôi có thể kiệt sức vì phải giành giật cho mỗi bệnh nhân bước vào cánh cửa bệnh viện. Nhưng kể cả khi đó, tôi hứa sẽ không hoảng loạn. Tôi sẽ dùng hết sức mình để giữ mạng sống cho bạn. Vì thế, hãy làm điều tương tự cho chúng tôi”, nữ bác sĩ lạc quan cho biết.
(Theo New York Times)
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai