Nikkei: Cha mẹ Việt ngày càng "mạnh tay" chi tiền cho con nhỏ
Với mức thu nhập được cải thiện, nhiều bậc phụ huynh Việt đang chi nhiều tiền hơn cho con cái, từ mua quần áo, đồ chơi đến các dịch vụ giáo dục tốn kém như dạy kèm tại nhà và học bơi.
- 21-08-2017Chuyện tốt nghiệp đại học đi làm xe ôm ở Việt Nam lên báo nước ngoài
- 07-08-2017Bloomberg: Cái giá phải trả khi kinh tế Việt Nam ở trong nhóm "những con hổ châu Á"
- 07-08-2017Phát triển thần kỳ sau 50 năm, nhóm 10 nước, trong đó có Việt Nam, đang dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu
- 31-07-2017Từng làm say đắm hàng triệu người Việt, biểu tượng này của nước Nhật sắp tuyệt chủng
- 27-07-2017Tổng thống Trump đề cử tân đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Quy mô thị trường tiêu dùng mẹ và bé ở Việt Nam ước tính có giá trị lên đến 7 tỷ USD/năm. Xu hướng này bùng nổ là do thu nhập hộ gia đình tăng trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang phát triển. Ngày càng nhiều cặp vợ chồng cũng chọn có 3 con trở lên, thay vì 2 con như trước đây.
Cửa hàng Bibo Mart 6 tầng trên đường Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) không chỉ bán đồ cần thiết cho bé mà còn có một phòng dành riêng để tổ chức hội thảo nuôi dạy con miễn phí. Doanh thu tăng khoảng 30% trong năm và các bà mẹ trẻ đều đổ xô đến đây vào cuối tuần.
Phạm Thị Huệ, bà mẹ 31 tuổi của cặp song sinh một tuổi rưỡi, cho biết mỗi lần đến đây chị không thể không mua quần áo, đồ chơi và các mặt hàng liên quan khác vì cửa hàng có nhiều sản phẩm và dịch vụ tốt.
Bibo Mart là chuỗi bán lẻ hàng hoá bé sơ sinh với 120 cửa hàng trên khắp Việt Nam, dự kiến sẽ tăng lên 500 cửa hàng vào năm 2019. Công ty này thu hút sự chú ý từ nhiều nhà đầu tư như quỹ của tập đoàn Sumitomo. Các chuỗi bán đồ trẻ em khác như Concung và Kids Plaza cũng tăng số lượng cửa hàng lên lần lượt là 133 và 71, trong vài năm gần đây.
Trong khi đó, các sản phẩm bán chạy như xe đẩy, sữa bột và tã thường là hàng nhập khẩu. Chuỗi cửa hàng Soc & Brothers liên doanh với hãng sản xuất đồ ăn vặt Nhật Bản Ezaki Glico và các công ty khác, cho biết doanh thu từ tháng 1 đến tháng 7 tăng 30 - 50% so với năm ngoái. Mặt hàng xe đẩy của công ty Aprica (Nhật Bản) rất được ưa chuộng, với các dòng bán chạy có giá từ 5 đến 8 triệu đồng. Ông Đào Việt Hùng, trưởng phòng marketing của Soc & Brothers cho biết số lượng khách hàng chọn sản phẩm chất lượng cao, đắt tiền ngày càng tăng lên.
Tập trung vào giáo dục
Chi phí liên quan đến giáo dục cho trẻ em cũng đang tăng lên. Trung tâm Sao Việt có 100 gia sư dạy tại nhà, đa số đều là sinh viên đại học. Mức phí dạy kèm là 120.000 đồng/2 giờ, cao hơn 20-30% so với tiền học thêm ở trường nhưng mỗi tháng trung tâm này vẫn nhận được hàng chục đơn đăng ký.
Nhiều bậc cha mẹ còn cho con tham gia các khóa học "kỹ năng sống", một xu hướng đang rất phổ biến ở Việt Nam. Hầu hết các khóa học này dạy kỹ thuật sinh tồn quân đội hoặc cho học viên cơ hội trải nghiệm một nền văn hoá khác. Các khóa học này đều khá tốn kém.
Các lớp học bơi trẻ em cũng ngày càng đông.
Viện Phát triển Giáo dục và Trí tuệ Việt IEDV cung cấp các khóa học với mức phí không hề rẻ, như khóa học 9 ngày 8 triệu đồng nhưng số người đăng ký vẫn tăng hơn 20% kể từ năm 2016.
Hầu hết các trường học ở Việt Nam đều quá nhỏ để xây hồ bơi nên rất ít trường dạy môn này. Vì vậy, ngày càng có nhiều phụ huynh cho con cái đi học bơi nhằm phòng tránh các tai nạn liên quan đến nước.
Liên kết với tập đoàn thể thao lớn nhất Nhật Bản Renaissance, công ty cổ phần thể thao và giải trí Bằng Linh là một cái tên khá được ưa chuộng. Giá một khóa học ở đây vào khoảng 1 triệu đồng/tháng, khá cao so với mức thu nhập trung bình của Việt Nam. Tuy nhiên, số học viên đăng ký trong suốt mùa hè đến đầu tháng 8 vẫn tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.