Nikkei: Việt Nam và Indonesia tăng trưởng điện than nhanh nhất, nhưng Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc mới là những người đang bị chỉ trích vì "cào bằng" nỗ lực giảm điện than của EU
Tại Ấn Độ, báo cáo cho biết công suất phát điện gió dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ năm 2018 đến năm 2024, sản lượng điện mặt trời cũng được dự báo sẽ tăng 4 lần so với cùng kỳ. Nhưng như thế là chưa đủ để giảm nhu cầu than của Ấn Độ.
- 12-01-2020World Bank: Quốc gia nào sẽ "nổi", quốc gia nào sẽ "chìm" năm 2020?
- 12-01-2020Fintech News Singapore: Thị trường thanh toán di động Việt Nam dự kiến đạt 70,9 tỷ USD vào năm 2025
- 10-01-2020Forbes: Đây là lý do khiến Việt Nam và phần còn lại của châu Á vẫn có thể tăng trưởng tốt trong năm 2020, dù Trung Quốc có tiếp tục thương chiến với Mỹ hay không
Mặc dù sản xuất điện tái tạo dự kiến sẽ tăng đáng kể ở châu Á, nhu cầu điện rất lớn từ Ấn Độ vẫn sẽ kéo nhu cầu than toàn cầu lên cao cho đến năm 2024, theo một báo cáo gần đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Tại Ấn Độ, báo cáo cho biết công suất phát điện gió dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ năm 2018 đến năm 2024, sản lượng điện mặt trời cũng được dự báo sẽ tăng 4 lần so với cùng kỳ. Nhưng như thế là chưa đủ để giảm nhu cầu than của Ấn Độ. Tiêu thụ than của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 4,6% mỗi năm cho đến năm 2024. Cùng lúc đó, nhu cầu than của Đông Nam Á cũng được dự báo sẽ tăng 5% mỗi năm, dẫn đầu là Indonesia và Việt Nam.
Tuy nhiên, IEA cho biết Trung Quốc sẽ là quốc gia quyết định lớn nhất cho tương lai của điện than sau năm 2024, vì quốc gia này chiếm tới một nửa lượng tiêu thụ than toàn cầu.
Sự gia tăng như vậy sẽ "cào bằng" các nỗ lực giảm tiêu thụ than của Liên minh châu Âu. "Mặc dù [tiêu thụ than] có thể sẽ giảm trong năm 2019, nhưng chúng tôi hy vọng sự giảm thiểu đó được duy trì ổn định và rộng rãi sau năm 2024," IEA nói.
Việc đốt than làm nhiên liệu thải ra nhiều khí nhà kính hơn bất kỳ nguồn năng lượng nào khác. Do đó, đây là yếu tố chính gây ra biến đổi khí hậu và một số quốc gia ở EU đã áp dụng các kế hoạch nhằm loại bỏ việc sản xuất điện than.
Tiêu thụ than của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm nhẹ trong vài năm tới do lo ngại ô nhiễm không khí và thay đổi cấu trúc nền kinh tế, báo cáo của IEA cho biết: "Nhìn chung, nhu cầu than sẽ tăng cao ở Trung Quốc vào năm 2022 và sau đó bắt đầu giảm chậm".
Mặc dù có một số động thái hướng tới năng lượng sạch hơn, Nhật Bản đã bị chỉ trích vì thiếu cam kết trong việc giảm các nhà máy nhiệt điện than tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc vào tháng 12. "Tôi không thể chia sẻ những phát triển mới về chính sách cốt lõi của chúng tôi ngày hôm nay", Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Shinjiro Koizumi nói tại hội nghị.
Tập đoàn tài chính Mizuho, Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ và Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui được cho là đã cung cấp khoản vay 39,3 tỷ USD cho lĩnh vực điện than từ năm 2017 đến quý 3/2019. Báo cáo cũng cho thấy các tổ chức tài chính Trung Quốc - Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Tập đoàn bảo hiểm Ping An và CITIC - là ba tổ chức bảo lãnh hàng đầu cho các nhà phát triển than.
Một quan chức tại một trong những công ty có tên trên cho biết các số liệu đã sai lệch vì họ đã tính vào đó cả các khoản vay cho nhà máy nhiệt điện than lẫn các dự án khác, bao gồm cả năng lượng tái tạo.
Trước sự thay đổi toàn cầu theo hướng năng lượng sạch hơn, nhiều ngân hàng và công ty Nhật Bản đã công bố sẽ hạn chế đầu tư vào các nhà máy đốt than mới.
Công ty thương mại Sumitomo Corp cho biết họ muốn giảm công suất sản xuất điện than xuống 30% từ 50%. Nhưng họ vẫn phải đối mặt với những chỉ trích khi khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy than 1.320 megawatt tại Việt Nam, được hoàn thành vào năm 2009. Dự án cũng được tài trợ bởi Mizuho, MUFG và SMFG.
"Dự án là cần thiết để đáp ứng nhu cầu điện tại Việt Nam", người phát ngôn của Sumitomo cho biết. Công ty cũng có một dự án đang được xây dựng ở Indonesia.
Mặc dù các dự án cũ như vậy, có những dự án tái tạo mới với quy mô nhỏ cạnh tranh hơn, xu hướng dẫn đến "cái chết chậm" cho than, một luật sư chuyên về các dự án năng lượng cho biết. Theo IEA, nhiều nhà máy điện mặt trời đã được phê duyệt ở Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2019 so với các dự án đốt than mới.
Theo Keisuke Sadamori, một giám đốc của IEA , nhu cầu năng lượng của Trung Quốc cũng sẽ phụ thuộc vào các chính sách trong tương lai của nước này. Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ công bố kế hoạch 5 năm lần thứ 14 trong năm nay để đặt mục tiêu cho giai đoạn 2021 đến 2025.