Nippon Steel sẽ rút cổ phần tại Posco, hai ông lớn thép châu Á lại "xâu xé" nhau
Ông lớn thép Nippon Steel & Sumitomo Metal cho biết sẽ bán lại số cổ phần đã nắm giữ năm 2006 tại Posco. Năm ngoái, Posco và Nippon Steel đã hạ thời gian liên minh từ 5 năm xuống còn 3 năm.
- 19-04-2016Chưa có giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng thép hiện nay
- 14-04-2016Thế giới đang "bội thực" thép Trung Quốc
- 12-04-2016Trung Quốc "xuất khẩu" khủng hoảng thừa: Sau thép sẽ là gì?
Hãng Nippon Steel & Sumitomo Metal cho biết sẽ bán khoảng 1/3 cổ phần tại công ty sản xuất thép Posco, phục vụ cho bước tiến công của công ty vào thị trường toàn cầu.
Nippon Steel dự kiến bán 1,5 triệu trong số 4,39 triệu cổ phiếu Posco, làm giảm cổ phần nắm giữ từ 5,04% xuống còn 3,32%. Hôm thứ hai, nhà sản xuất thép Nhật Bản tuyên bố: “Thời điểm chốt lệnh bán sẽ do thị trường và một số nhân tố khác xác định.” Thương vụ có giá trị khoảng 30 tỷ yên (275 triệu USD) tính trên giá cổ phiếu Posco hiện tại.
Đổi lại, Posco cũng sở hữu 2,5% cổ phần tại Nippon Steel. Nhà sản xuất thép Hàn Quốc này vừa thực hiện một loạt động thái cơ cấu lại tài sản, bao gồm bán cổ phần ngành xây dựng nhằm giải quyết vấn đề lợi nhuận. “Chúng tôi sẽ quyết định bán cổ phần nếu điều kiện kinh doanh tương lai yêu cầu, nhưng hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy cần phải làm điều đó.”
Mối quan hệ giữa hai ông lớn thép bắt đầu từ khoảng nửa thập kỷ trước, khi mà công ty tiền thân của Nippon Steel là Yawata Iron & Steel hợp tác với chính phủ Hàn Quốc để lập ra Posco. Nippon Steel và Posco bắt đầu nắm giữ cổ phần chéo từ năm 1998. Cổ phần nắm giữ được nâng lên năm 2006 nhằm tránh rủi ro bị đánh bại bởi đối thủ đến từ châu Âu ArcelorMittal – công ty thép chiếm lĩnh vị trí lớn nhất thế giới sau một loạt các thương vụ mua lại.
Tuy nhiên nguy cơ bị đánh bại đã được đẩy lùi. Khép lại năm tài chính kết thúc tháng 12/2015, ArcelorMittal báo cáo kết quả lỗ chưa từng thấy trong lịch sử. Nhà sản xuất thép Trung Quốc cũng bị chấn thương do sản lượng dư thừa. Đứng trên bối cảnh thuận lợi đó, Nippon Steel cho biết sẽ bán tháo số cổ phẩn đã mua của Posco năm 2006.
Ngoài ra, Nippon Steel và Posco cũng duy trì liên minh chiến lược trong nhiều lĩnh vực khác như hoạt động thu mua nguyên liệu thô. Tuy nhiên, năm ngoái hai ông lớn đã hạ thời gian liên minh từ 5 năm xuống còn 3 năm.
“Kể từ khi Nippon Steel sát nhập với Sumitomo Metal, hầu như khi nào thiếu vắng sợi dây gắn kết Posco, công ty lại gặp khó khăn trong việc ổn định quản lý”. Atsushi Yamaguchi – chuyên gia phân tích cấp cao tại UBS Securities Japan nhận định.
Mối quan hệ giữa Nippon Steel và Posco trở nên rạn nứt sau khi đơn vị tư vấn pháp lý của Nippon Steel đâm đơn kiện đối tác Hàn Quốc đã ăn cắp bí mật công nghệ để sản xuất thép chất lượng cao. Posco phải nộp 30 tỷ yên (250 triệu USD) để kết thúc vụ kiện.
Nhiều nhà sản xuất thép toàn cầu cũng phải đối mặt với nhiều thách thức do sản lượng thép Trung Quốc tràn vào thị trường và một số tác động khác. Lợi nhuận trước thuế của Nippon Steel giảm 55,5% trong năm tài khóa kết thúc hồi tháng 3. Công ty từ chối tiết lộ lợi nhuận dự tính cho năm tài khóa 2016.
Tuy nhiên cả hai công ty đều nhận thấy khả năng chuyển biến khó khăn thành cơ hội thúc đẩy mạng lưới cung ra toàn cầu. Họ đang thích nghi với điều kiện khó khăn hơn cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài.
Nippon Steel đã quyết định chi ra khoảng 75 tỷ yên để tách khỏi liên doanh với hai gã khổng lồ ngành thép là Usiminas và Vallourec của Pháp. Nam sau, hãng thép Nhật Bản cũng dự định thâu tóm một khối lượng cổ phần lớn tại Nisshin Steel, tiêu tốn khoảng 76 tỷ USD để trở thành bên thụ hưởng.
Công ty xếp hạng tín dụng Moody's của Nhật Bản đã hạ bậc tín nhiệm của Nippon Steel từ mức nợ không đảm bảo xuống một nấc hồi tháng 4, phần lớn là do áp lực thu hút vốn có thể đưa công ty vào khủng hoảng tài chính. Trước động thái của Moody, phía Nippon Steel phản ứng gay gắt. Một giám đốc điều hành đã mớm lời một nhà phân tích để người này nói rằng công ty sẽ tăng dòng tiền bằng mọi cách có thể trong chiến lược phát triển mới.