Nợ công Việt Nam xuống mức thấp nhất từ năm 2015
Trong Báo cáo gửi Quốc Hội, Bộ Tài chính dự kiến Nợ công Việt Nam năm 2018 sẽ đạt mức 58,4%, thấp hơn các năm từ 2015 – 2017 (nợ công giai đoạn này lần lượt là 61,3% – 63,7% – 61,3%).
- 19-04-2019Giảm áp lực nợ công
- 20-02-2019“Nợ công Việt Nam 61,4% GDP, so với các nước khác không là gì”!
- 09-01-2019Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tính đến 31/12/2018, dư nợ công dưới 61% GDP
Tính đến ngày 31/12/2018, Bộ Tài chính dự kiến các chỉ tiêu nợ đều có kết quả "Đạt" với mục tiêu ban đầu đề ra. Cụ thể:
Như vậy, các chỉ tiêu nợ nói trên đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết 25/2016/QH14 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 -2020 và thấp hơn mức dự kiến tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và báo cáo Quốc hội số 46/BC-CP ngày 19/10/2018 của Chính phủ về tình hình nợ công năm 2018 và dự kiến năm 2019.
Nguyên nhân, theo Bộ Tài chính, là nhờ vào 4 yếu tố:
Thứ nhất, nền tảng vĩ mô khởi sắc, tăng trưởng GDP vượt kế hoạch và đạt mức cao nhất trong 11 năm qua, quy mô GDP đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng (cao hơn 5,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch là 5.530 nghìn tỷ đồng).
Thứ hai, Điều hành chính sách tài khóa đạt được nhiều thành quả khả quan, thu cân đối ngân sách ước vượt 7,8% so với dự toán, dự kiến bội chi NSNN thấp hơn so với dự toán là 3,7% GDP, qua đó giảm nhu cầu huy động vốn vay của Chính phủ.
Thứ ba là giải ngân vốn ODA, ưu đãi nước ngoài chậm hơn dự kiến như đã nêu ở trên và biến động tỷ giá được kiểm soát tốt đã góp phần giảm quy mô nợ nước ngoài của Chính phủ khi quy ra đồng Việt Nam
Thứ tư là kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh của Chính phủ, không cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước và khuyến khích người vay trả nợ trước hạn dẫn đến giảm dư nợ bảo lãnh nước ngoài.