Nỗi ám ảnh về tỷ lệ thất nghiệp của chính phủ đè nặng lên các công ty Trung Quốc: "Chúng tôi không thể sa thải, nhưng cũng không thể trả lương cho bạn!"
Trong những thời kỳ biến động như khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và chiến tranh thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn có thể vượt qua với tỷ lệ thất nghiệp không tăng đáng kể. Tuy nhiên, lần này, triển vọng lại u tối hơn nhiều khi Covid-19 xảy ra là vấn đề không thể lường trước.
- 24-03-2020Các nhà máy ở Trung Quốc hoạt động 24/7 để sản xuất máy thở cho cả thế giới
- 23-03-2020Cả thế giới oằn mình đối chọi với Covid-19, Trung Quốc vẫn tự tin nền kinh tế sẽ sớm phục hồi theo hình chữ "V"
- 23-03-2020Bloomberg: Một nửa các công ty bán lẻ của Trung Quốc đứng trước nguy cơ sụp đổ trong vòng 6 tháng tới
"Chúng tôi sẽ không sa thải nhân viên, nhưng cũng không thể trả lương cho bạn". Đó là những gì các nhà sáng lập của start-up với 200 nhân viên, tạo ra một trong những ứng dụng phổ biến nhất tại Trung Quốc, đã nói với nhân viên trong tháng 3. Thông báo này cho thấy các doanh nghiệp trên khắp Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn chồng chất. Hiện tại, chính phủ nước này yêu cầu các công ty không sa thải nhân viên và đưa ra những ưu đã để "giữ chân" họ.
Hồi tháng 2, doanh thu của công ty có trụ sở tại Quảng Châu này đã giảm xuống dưới mức 10% so với mức thông thường hàng tháng, do chính phủ áp dụng các biện pháp hạn chế sự lây lan của Covid-19. Các nhà sáng lập, yêu cầu không tiết lộ thông tin, chia sẻ rằng họ không còn đủ khả năng để trả lương nhưng cũng không muốn sa thải nhân viên.
Đạt mục tiêu tăng trưởng là ưu tiên hàng đầu
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đột biến có thể đã trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên đối với chính phủ Trung Quốc, một phần là do họ luôn nỗ lực đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cuối những năm 1990, khi Thủ tướng Chu Dung Cơ tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng đối với các doanh nghiệp nhà nước (SOE), khiến khoảng 2 triệu việc làm bị cắt giảm, người lao động đã thực hiện những cuộc biểu tình trên khắp cả nước.
Giờ đây, giới chức nước này lo ngại rằng việc sa thải nhân sự sẽ gây ra nỗi bất bình đối với người lao động, có thể sẽ lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội, nhất là sự việc chính phủ Trung Quốc che giấu thông tin về dịch bệnh và bóp méo các số liệu về ca nhiễm. Theo Cục Thống kê Quốc gia, trong tháng 2, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị Trung Quốc đã tăng đột biến lên 6,2%.
Hơn nữa, năm 2020, Trung Quốc sẽ chứng kiến số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học cao kỷ lục, với 9 triệu người sẽ gia nhập đội ngũ lao động. Theo Iris Pang – kinh tế gia trưởng Trung Quốc đại lục tại ING Bank, thì tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng lên 10% trong năm nay.
Hồi chuông cảnh báo đang rung lên ở Bắc Kinh. Hôm 10/3, Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu: "Tất cả các cơ quan chính phủ có liên quan nên đặt mối ưu tiên hàng đầu là ổn định việc làm. Chỉ cần vấn đề việc làm trong năm nay ổn định, thì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hoặc chậm lại một chút sẽ không phải là vấn đề quá lớn."
Trong thời kỳ trải qua những cú sốc kinh tế, gồm khủng hoảng tài chính tại châu Á cuối những năm 1990 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Trung Quốc có thể kiểm soát tốc độ gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp bằng cách tăng cường đầu tư công, chỉ đạo các ngân hàng tăng cho vay và yêu cầu SOE hạn chế sa thải nhân viên. Ngoài ra, quốc gia này cũng kiểm soát được những khó khăn trong thương chiến với Mỹ hồi năm ngoái mà tỷ lệ thất nghiệp không tăng đáng kể.
Trở ngại mang tên "Covid-19"
Ở lần này, triển vọng đối với vấn đề việc làm tại Trung Quốc có thể u tối hơn nhiều. Quốc gia này đã phong toả một số thành phố, ban hành lệnh cấm di chuyển và những biện pháp khác nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, khiến nền kinh tế "đóng cửa" trong 2 tháng. Ưu tiên hàng đầu bây giờ là các công ty sẽ quay trở lại và "tự đứng trên đôi chân của họ". Chính phủ đã hạ lãi suất, nới lỏng quy định đối với các khoản nợ xấu và tăng cường phê duyệt các công ty có thể hoạt động trở lại.
Dẫu vậy, nhiều doanh nghiệp tư nhân cho biết rằng họ không thể tiếp cận với nguồn tài trợ cần thiết để đáp ứng thời hạn trử lương cho nhân viên và thanh toán các khoản nợ sắp tới. Trong 1 cuộc khảo sát đối với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc, được thực hiện bởi China Merchants Bank, 2/3 trong số hơn 20.000 người được hỏi cho biết họ sẽ không thể duy trì hoạt động kinh doanh trong hơn 3 tháng do không có đủ tiền mặt. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu cũng chứng kiến các đơn hàng từ Bắc Mỹ, châu Âu và phần còn lại ở châu Á sụt giảm mạnh, khi chính phủ các nước cũng nỗ lực hỗ trợ hệ thống y tế công cộng.
Trong hoàn cảnh như vậy, hầu hết các công ty sẽ nhanh chóng sa thải nhân viên. Tuy nhiên, ở những nơi như tỉnh Hắc Long Giang, các SOE lại được yêu cầu về việc hạn chế cắt giảm việc làm. Một số tỉnh của Trung Quốc đang đưa ra những ưu đãi hoàn tiền cho các khoản thanh toán an sinh xã hội – một phần của nỗ lực thúc đẩy các công ty không giảm quy mô hoạt động, và một số ưu đãi khác có thể sẽ được đưa ra trong những tháng tới.
Bất chấp những lỗ lực trong hàng thập kỷ nhằm cải tổ các SOE không có lợi nhuận, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn tiếp tục dựa vào họ với vai trò là "bộ giảm xóc" trong thời kỳ kinh tế gặp khó khăn. Người lao động có thể phải làm việc những ca ngắn hơn, lương giảm nhưng không mất việc.
"Tốt nghiệp = Thất nghiệp"
Tuy nhiên, vị thế của các SOE đã giảm đáng kể trong những năm qua, có nghĩa là phần lớn lực lượng lao động của Trung Quốc đã tìm đến khu vực tư nhân. Các công ty tư nhân đóng góp 80% việc làm tại các thành phố ở nước này, theo Phó Thủ tướng Lưu Hạc. Các doanh nghiệp này có thể ít sẵn sàng, hoặc ít có khả năng hơn trong việc tuân thủ yêu cầu của chính phủ về việc giữ chân người lao động dù công việc đang ở thời gian "nhàn rỗi", thay vì sa thải họ, ngay cả khi có thêm các ưu đãi gia hạn thêm cho khoản thanh toán an sinh xã hội.
Nhiều sinh viên đã tìm đến Weibo, để "trút bỏ" sự thất vọng về triển vọng nghề nghiệp của họ, khẩu hiệu "Tốt nghiệp = Thất nghiệp" đã trở nên rất phổ biến. Chính phủ Trung Quốc đã đáp ứng nhu cầu của các cử nhân bằng cách tổ chức thêm các lớp hướng nghiệp vào chương trình tốt nghiệp và chỉ đạo các cơ quan và SOE ưu tiên tuyển dụng tân sinh viên.
Dẫu vậy, theo Zhaopin, hàng nghìn người vẫn đổ xô tìm đến các công ty tư nhân – khu vực hiện đang có kế hoạch cắt giảm lượng tuyển dụng. Chỉ có 20% trong số các 9.000 công ty thực hiện cuộc thăm dò cho biết kế hoạch tuyển dụng của họ không thay đổi, gần 37% thì không chắc chắn.
Các nhà sáng lập của start-up phần mềm ở Quảng Châu dự kiến hoạt động kinh doanh sẽ không có tiến triển cho đến tháng 9, khi mùa cạnh tranh việc làm trở lại. Công ty này thường sẽ tuyển dụng 20 sinh viên mới tốt nghiệp mỗi năm, nhưng con số này sẽ trở về 0 vào năm 2020.
Tham khảo Bloomberg Businessweek
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19