Nơi dễ gây ngộ độc thực phẩm nhất không phải là quầy đồ ăn lề đường hay gánh hàng rong mà ở khu vực này trong nhà
Mọi người thường nghĩ rằng ngộ độc thực phẩm chỉ xảy ra khi ăn ở những cửa hàng không đảm bảo vệ sinh, nhưng trên thực tế ngay tại nhà cũng ẩn chứa nhiều mầm mống vi khuẩn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- 12-06-2020Cá là loại thực phẩm nổi tiếng ngon bổ nhưng có 5 loại cá không nên ăn vì cực nguy hiểm, có thể gây ngộ độc và cả ung thư
- 09-06-2020Đừng tùy tiện ăn rau muống theo 3 cách này vì có thể gây ngộ độc, cơ thể mệt mỏi và khiến bệnh tật trở nên trầm trọng hơn
- 16-05-2020Sứa biển có thể làm nhiều món ngon trong mùa hè nhưng 5 nhóm người không nên ăn và khi chế biến hãy nhớ điều này để tránh ngộ độc
Nơi dễ ngộ độc thực phẩm nhất trong nhà
Theo một báo cáo cho thấy, nơi có tỷ lệ ngộ độc thực phẩm cao nhất không phải là ở các quầy thức ăn lề đường, cũng chẳng phải là những gánh hàng rong, mà là trong chính căn bếp của gia đình.
Bếp là khu vực chứa nhiều vi khuẩn dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm.
Lý do được cho là vấn đề vệ sinh nhà bếp vẫn chưa được nhiều người thực sự chú trọng. Việc vệ sinh và khử trùng bồn rửa không được làm thường xuyên, dụng cụ nấu nướng để lâu không hong phơi, kệ chén bát thì ít lau chùi hay tủ lạnh thì cả năm mới tổng vệ sinh một lần. Với những lý do như vậy, ngộ độc thực phẩm là điều tất yếu xảy ra.
Những lưu ý quan trọng để hạn chế ngộ độc thực phẩm xảy ra?
- Thực phẩm cần được lựa chọn cẩn thận
Rau và trái cây tốt nhất nên mua đồ tươi, chỉ mua vừa đủ mỗi ngày. Khi mua thực phẩm đóng gói sẵn, cần xác định cẩn thận ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, điều kiện bảo quản. Không nên mua thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc bao bì bị rách, rò rỉ hơi bên trong. Ngoài ra, trước khi chế biến thực phẩm cần phải xem xét chúng có bị hư hại gì không.
- Đeo găng tay khi xử lý thực phẩm nấu chín
Khi cần chạm tay vào thực phẩm chín, bạn nên đeo găng tay, đặc biệt là nếu có vết thương thì điều này cực kỳ cần thiết.
- Dụng cụ chế biến đồ chín và đồ sống nên để riêng
Chẳng hạn như thớt, dao, rổ... cần phải được tách biệt riêng. Nếu rửa trái cây, rau củ cũng không nên để gần với thực phẩm thịt cá sống.
- Thức ăn được nấu chín hoàn toàn
Để loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu, ngoài việc rửa rau củ nhiều lần thì bạn cũng nên ngâm trong nước muối pha loãng. Đối với thịt cá thì cần phải được nấu chín hoàn toàn.
- Bảo quản thực phẩm
Các loại rau không nên để trong tủ lạnh quá 3 ngày. Tùy theo từng loại rau củ mà có cách bảo quản khác nhau trong tủ lạnh. Còn với thịt thì nên trữ đông, khi cần thì rã đông theo nhu cầu chứ không nên để dưới ngăn mát lâu.
- Xử lý thức ăn thừa
Trong thời tiết nóng ẩm như hiện nay, thức ăn thừa rất dễ hỏng nhanh. Nếu nấu dư quá nhiều, hãy để thức ăn trong hộp nhựa, bịt kín rồi cho vào trong ngăn mát tủ lạnh. Lưu ý, nên để thực phẩm sống và chín riêng biệt.
Theo Aboluowang
Nhịp Sống Việt