MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phong thủy cho nhà ống

Đa phần nhà ở trong đô thị đều theo dạng hình ống. Vì thế trường khí trong nhà có nhiều bất lợi và cần khắc phục từ hình thế bên ngoài đến cấu trúc bên trong.

Nhà càng dài và hẹp càng khó xoay xở, đặc trưng của nhà ống là không gian mỗi nhà (trừ nhà ở góc đường) luôn bị kẹp giữa hai bức tường, nhất là gặp nhà bên cạnh cao hơn, hình thành một loại trường khí mà phong phủy gọi là “vùng sơn xuyên”. Vùng này tạo nên hiện tượng gió hút - gió lùa khá mạnh, kèm theo bụi, tạo vùng xoáy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người cư ngụ.

Để giảm tải "vùng sơn xuyên" thì trong nhà nên bố trí giếng trời để cân bằng âm dương. Tùy theo chiều dài và chiều cao của nhà mà quyết định số lượng cũng như kích thước giếng trời, tối thiểu cũng phải có một giếng trời giữa và một giếng trời sau. Bên cạnh đó, sử dụng thêm gương phản chiếu cũng giúp không gian rộng ra và phản hồi lại các xung sát khi lên xuống cầu thang.




Bên cạnh đó, nếu có đuợc sân vườn ở phía trước thì thật sự lý tuởng, khu vuờn nhỏ này sẽ như tầng ozon với chức năng thanh lọc không khí cho căn nhà. Những ngôi nhà có sân vuờn phía truớc dễ làm cho con nguời hiền hòa và tâm hồn thanh tĩnh hơn. Theo phong thủy, không nên làm mái che hoặc giàn cây quá um tùm sẽ làm giảm hiệu ứng tốt này. Đuơng nhiên với nhà thiên về huớng Tây thì nên có những giải pháp hài hòa.

Trong nhà ống cũng thường xảy ra hiện tượng 4 hoặc 3 cửa thẳng hàng đối nhau. Điều này không tốt cả về kiến trúc và phong thuỷ, dễ tạo nên những luồng khí xuyên phòng gây áp lực đột ngột. Phong thuỷ cho rằng: khi dòng khí quá mạnh có thể biến thành xung sát khí. Vì vậy, cần thiết phải chuyển cửa thứ ba sang một bên. Trong trường hợp bất khả kháng, cần tạo lối đi và dẫn gió theo kiểu uốn lượn, tránh các tầm nhìn xuyên thấu từ ngoài vào nhà bằng cách dùng các dạng bình phong như tường thấp, tấm che, chậu cây… .

Lan Anh

ngatt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên