MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nóng lòng muốn phát triển, thử sức bằng nhiều cách nhưng bạn sẽ mãi thất bại nếu không hiểu rõ 1 điều quan trọng: Thành công có bền vững hay không phụ thuộc cả vào đây

23-02-2019 - 07:57 AM | Sống

Sự kiên định với mục tiêu là chìa khóa cho mọi thành công.

Mọi sự việc dường như đều xảy ra theo cùng một cách: Chúng ta bắt đầu hứng thú với chúng, muốn bắt đầu một việc gì đó và biến chúng thành thói quen vì chúng giúp chúng ta có lối sống tốt hơn, cuộc sống tốt hơn.

Bạn hào hứng trong vài ngày đầu nhưng rồi quả bóng đó dần xì hơi, sự nhiệt tình ban đầu dần biến mất. Bạn dần cảm thấy mất động lực tự thúc đẩy bản thân để duy trì thói quen. Một trong những lý do là bởi bộ não của chúng ta đã quen với thói quen hiện tại và một khi sự nhiệt tình đã giảm bớt, nó sẽ tự động phản ứng và quay về với những điều trước đây.

Thực tế không thể trách bạn nếu không thể hình thành một thói quen mới, dù biết nó rất có lợi cho cuộc sống. Tuy nhiên, đừng vì sợ không thành công mà không bắt đầu. 

Sức mạnh của một người nằm ở lối suy nghĩ và sự kiên định của họ đối với mục tiêu. Thành công không để đến chỉ sau một đêm. Cuộc sống có quá nhiều chướng ngại vật bạn phải vượt qua, rất nhiều thứ khiến bạn bị phân tâm, dễ lạc lối. 

Dưới đây là 5 cách để bạn có thể ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực để theo đuổi đến cùng mục tiêu mà ai cũng có thể áp dụng:

1. Lên kế hoạch

Hãy đặt thói quen đó thành một mục tiêu công việc và có lịch trình chi tiết cho việc thực hiện nó. Thời gian đầu, bạn nên đưa nó vào lịch làm việc và đối xử với nó như một hạng mục quan trọng mà bạn cần thực hiện một cách chuyên nghiệp.

Ngoài công việc “thực sự”, chúng ta vẫn luôn có những lời nhắc có tính chất cá nhân trong lịch trình như các cuộc hẹn, lịch đi khám bác sĩ… Vậy thì tại sao không thể đặt lịch trình cho chính mình, trở thành ông chủ của chính bản thân? Hãy lập kế hoạch và sắp xếp thời gian để thực hành thói quen mới một cách nghiêm túc.

Bí quyết không phải là ưu tiên những gì trong lịch trình của bạn mà là lên lịch cho các ưu tiên của bạn.

Nóng lòng muốn phát triển, thử sức bằng nhiều cách nhưng bạn sẽ mãi thất bại nếu không hiểu rõ 1 điều quan trọng: Thành công có bền vững hay không phụ thuộc cả vào đây - Ảnh 1.

2. Tự động hóa lời nhắc nhở

Điều gì sẽ xảy ra nếu đến lịch mà bạn không làm điều đó? Vậy thì hãy ‘tự động hóa’ những lời nhắc nhở chính bản thân mình.

Bạn có thể lựa chọn các phương tiện truyền thông xã hội và lên giờ tự động đăng các bài viết có tính chất nhắc nhở, tạo động lực. Bạn sẽ không thể tự động hóa mọi thứ nhưng bạn có thể tự động hóa một số thứ trong kiểm soát, bao gồm cả việc thúc giục chính bản thân mình. Việc liên tục nhận được tin nhắn nhắc nhở từ chính bản thân mình sẽ tạo một ‘áp lực’ vô hình cho bạn buộc phải thực hiện nó, không sớm thì muộn.

3. Tìm lấy một người giám sát trách nhiệm

Hãy tìm lấy một người để bạn có thể báo cáo lại những gì bạn đã làm trong tuần qua, xem là có đạt đúng ‘chỉ tiêu’ đặt ra cho một thói quen hay không? Đó có thể là người cùng thực hiện những thói quen với bạn hoặc chỉ là một người bạn có tính trách nhiệm cao và sẵn sàng giúp đỡ bạn cải thiện cuộc sống. Bạn sẽ tự thấy có trách nhiệm hơn khi có người theo dõi sát sao tiến trình của bạn.

4. Chuẩn bị sẵn những lời động viên

Như đã nói, cơ thể và não bộ chúng ta đã quen làm việc theo một lịch trình có sẵn. Hệ thống này hoạt động mà chúng ta phải làm bất cứ điều gì, và may mắn là phần lớn chúng đều đem lại những điều tích cực (ví dụ như nhiệt độ cơ thể luôn duy trì, máu ưu tiên gửi đến các cơ quan bên phải để tối ưu chức năng…). Chúng không biết những thay đổi mà chúng ta sắp áp dụng là tốt hay xấu mà chỉ biết rằng nó nằm ngoài định mức theo cách bạn vẫn thường hoạt động. Do đó, nó luôn cố gắng trở lại với những thói quen cũ.

Cách tốt nhất để tự điều chỉnh nó là luôn duy trì một tinh thần tích cực, nhiệt tình. Và để làm được việc đó, bạn nên ghi lại những lời động viên, những danh ngôn, những mục tiêu nhỏ vào một cuốn sổ tay luôn mang bên mình, để truyền cảm hứng cho thói quen mới. Hãy viết ra tất cả để “ép” bản thân mình tập trung vào mục tiêu ban đầu.

“Thách thức là món quà buộc chúng ta phải tìm kiếm một trung tâm trọng lực mới. Đừng cố chiến đấu với chúng, hãy tìm một cách mới để đứng vững” – Oprah Winfrey

Nóng lòng muốn phát triển, thử sức bằng nhiều cách nhưng bạn sẽ mãi thất bại nếu không hiểu rõ 1 điều quan trọng: Thành công có bền vững hay không phụ thuộc cả vào đây - Ảnh 2.

5. Hãy cứ tiếp tục

Cuộc sống là một tập hợp các lựa chọn và kết quả. Khi đến một ngưỡng trưởng thành, bạn sẽ có thể chủ động hơn trong việc phân tích tính tốt/xấu của các thói quen mới, từ đó đưa ra quyết định có nên thực hiện chúng hay không. Tuy nhiên, đừng chọn quá nhiều vì tỉ lệ thất bại sẽ rất cao. Nên chọn ít một thôi thì việc cải thiện sẽ chắc chắn hơn, dù có thể không nhanh như bạn muốn.

Bạn phải cam kết sẽ tiếp tục nếu có thất bại, không được nản chí. Hãy coi đó là một cơ hội để học hỏi một điều mới và tự nhắc nhở bản thân, thất bại là điều bình thường. Kiên định là làm khi mọi thứ dễ dàng và khi mọi thứ khó khăn, dù việc từ bỏ một thói quen xấu và thiết lập thói quen mới có thể hơi mất thời gian.

Hà Lê

Addicted2success

Trở lên trên