MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người trồng mía thấp thỏm

08-10-2013 - 10:39 AM |

Để phòng tránh lũ, Hậu Giang đã vào vụ ép mía sớm hơn mọi năm nhưng với tiến độ thu mua, tiêu thụ chậm hiện nay đang làm cho hàng trăm hộ trồng mía thấp thỏm, lo sợ lũ nhấn chìm trong những ngày tới.

Công suất ép, thu mua chậm

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, các nhà máy đường trên địa bàn đã vào vụ sản xuất1 tháng qua nhưng hiện nay công suất ép mía, thu mua của các nhà máy cònbất lợi cho người dân. Hiện tại, trung bình mỗi ngày có từ 120-150 ghethu mua mía, với diện tích thu hoạch khoảng 80-90 ha/ngày.

Với khối lượng thu mua, phương tiện vận chuyển, diện tích thu hoạch hiện nay là quá chậm so với kế hoạch đề ra. Dù vậy, nhưng khối lượng mía đưa về nhà máy vẫn bị tồn đọng, nhiều phương tiện phải chờ 2-3 ngày mới đến lượt đưa vào ép.

Không chỉ nhà máy tiêu thụ chậm, giáđứng thấp hơn so với cam kết bao tiêu trước đó. Mặc dù, các nhà máy đưa ra giá bao tiêu sản phẩm từ 830-850 đồng/kg,10 chữ đường, nhưng hiện nay nông dân chỉ bán được giá hơn 700 đồng/kg.

Người trồng mía thắc mắc, thì phía nhà máy, thương lái cho rằng giống mía,thu hoạch chưa đủ chữ đường, trong khi đó việc đolại là người của nhà máy, thương lái đo. Tuy biết giá mía thấp, bán ở mức này không có lãi nhưng vì sợ nước lũ tràn về làm ngập úng, gây thiệt hại nên nông dân bóp bụng bán mía.

Anh Huỳnh Văn Hùng (thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp) cho biết vừa bán 1,3 ha mía với giá mía 710 đồng/kg, sau khi trừ chi phí chỉ hòa vốn. Nhiều người dân ở đây cho biết, đúng ra họ chưa bán mía ở thời điểm này, vì giá mía quá thấp so với chi phí, công cán bỏ ra. Nhưng nếu để lại chờ giá thì không biết đến khi nào, trong khi đó lũ đang tràn về, nào tốn thêm công chăm sóc, tiền bơm nước mà lại không kịp làm đất gieo cấy vụ lúa tiếp.

Khó khăn ngành mía đường

Giá mía thấp, đầu ra sản phẩm bấp bênh đã tồn tại nhiều năm qua nhưng ngành chức năng tỉnh này chưa tìm ra giải pháp căn cơ. Mặc dù nông dân biết trồng mía trong thời điểm này gặp nhiều rủi ro nhưng họ không biết làm gì ngoài trồng mía. Trong khi đó, không chỉ có các nhà máy đường ở Hậu Giang kêu khó về đầu ra hạt đường mà chất lượng đường, giá đường ở Việt Nam khó cạnh tranh với thế giới, đây là vấn đề khó của cả ngành mía đường Việt Nam.

Theo báo cáo của Hiệp hội Mía đường VN, đến đầu tháng 10, lượng đường tồn kho của cả nước là 236.000 tấn, khả năng tiêu thụ hết lượng đường này khoảng cuối tháng 11/2013. Chính vì vậy, khi các Cty chuẩn bị vào vụ SX thì giá đường liên tục tụt giảm gây bất lợi.

Lường trước khó khăn này, năm nay tỉnh Hậu Giang ra chủ trương vào vụ ép, thu hoạch mía sớm hơn mọi năm. Nhằm tránh tồn đọng nguồn nguyên liệu, tỉnh chia ra làm 3 giai đoạn thu hoạch, từ 15/9 - 15/10 là 3.431ha; từ 15/10 - 15/11 là 3.260ha; từ 15/11 – 15/12 là 3.662ha, nhưng đến nay toàn tỉnh thu hoạch chỉ gần 1.500ha.

Theo tính toán của các địa phương, với tiến độ tiêu thụ như hiện nay, dự kiến đến đầu tháng 12/2013 mới tiêu thụ dứt điểm diện tích mía trên địa bàn. Trong khi đó, đỉnh lũ ở Hậu Giang rơi vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 tới. Như vậy, khả năng sẽ có khoảng 1.500 ha mía ở những vùng trũng của các xã như: Hòa An, Phương Bình, Hòa Mỹ (Phụng Hiệp) sẽ bị ngập úng.

Qua khảo thực tế, ông Nguyễn Thành Nhơn, PCT UBND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương phối hợp cùng các nhà máy đường tăng công suất ép, thu mua mía cho dân. Cần cân nhắc thu hoạch, thu mua nhanh đối với diện tích mía vùng trũng, vùng lũ về sớm để giảm bớt thiệt hại cho người dân.

Đồng thời, ngành chức năng tăng cường công tác giám sát, lấy mẫu mía đonhằm tránh thương lái, nhà máy mua ép giá nông dân. Tuyệt đối không để diện tích mía bị thiệt hại do thu hoạch chậm, lũ nhấn chìm.

Theo báo cáo của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, mỗi ngày toàn huyện tối đa cũng chỉ thu hoạch được khoảng 100 ha mía, nguyên nhân do thiếu nhân công và thương lái thu mua cầm chừng. Với tiến độ như hiện nay thì phải mất ít nhất 3 tháng mới thu hoạch hết hơn 9.000 ha mía của toàn huyện. Trong khi đó, nếu bị ngập lũ thì cây mía chỉ cầm cự được khoảng 20 ngày.

 Theo Đào Chánh – Thanh Bảo

khanhnt

Nông nghiệp Việt Nam

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên