Nông dân kiếm tiền tỷ nhờ trồng sâm Ngọc Linh
Giá 1 lạng sâm 10 năm tuổi thu mua tại vườn từ 2,5 đến 3 triệu đồng. Sâm lâu năm có giá 3,5-4 triệu đồng/lạng trở lên.
Xã vùng núi cao Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nằm cheo leo
trên sườn núi Ngọc Linh, thuộc diện đặc biệt khó khăn nên cuộc sống của đồng bào
Xê Đăng ở đây rất khó khăn, chật vật. Quanh năm người dân bám rẫy trồng bắp,
trồng sắn và vào rừng khai thác sâm, nhưng tình trạng thiếu đói vẫn diễn ra
thường xuyên.
Từ năm 2000 đến nay, được hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về giống, về phương pháp trồng sâm và thu mua nguyên liệu, bà con đã tham gia trồng sâm Ngọc Linh, dần thoát khỏi cảnh cơ cực. Có dịp lên các xã vùng cao của huyện miền núi Nam Trà My trong những ngày đầu tháng 3 này, có thể tận mắt thấy cuộc sống của bà con nơi đây ngày một đổi thay, nhiều nhà đã sắm được ti vi, xe máy, con cái được đến trường, nhà cửa khang trang.
Hiện hơn 2.000 nhân khẩu của xã Trà Linh, huyện Nam Trà My này đã dần dần thoát cảnh nghèo đói. Hiện nay, mỗi gia đình đều có 1-2 vườn sâm, nhà trồng nhiều nhất có tới hơn 5.000 gốc sâm trên 10 năm tuổi, nhà ít nhất cũng gần 1.000 gốc. Giá 1 lạng sâm 10 năm tuổi thu mua tại vườn từ 2,5 đến 3 triệu đồng. Sâm lâu năm có giá 3,5-4 triệu đồng/lạng trở lên.
Gia đình anh Hồ Văn Hình ở thôn 3, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My là một trong những hộ trồng nhiều sâm nhất xã. Hiện gia đình anh đang sở hữu vườn sâm hơn 5.000 cây đã đến kỳ khai thác. Anh phấn khởi cho biết: Trước kia phải chịu nghèo khổ, giờ thì cuộc sống sung sướng rồi, làm nhà cửa, làm ao cá xong rồi, con cái được đi học. Hai vợ chồng giờ chỉ làm sâm thôi, nếu mà giữ được giá cây sâm như hôm nay gia đình cũng thu được gần 1 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khi xác định nguồn lợi do cây sâm mang lại khá lớn, 21 hộ dân ở thôn 2 và thôn 3 xã Trà Linh đã hình thành mô hình trồng sâm tập thể, có tổ trưởng, tổ phó, thư ký và phân công cụ thể cho từng thành viên có trách nhiệm chăm sóc, nuôi trồng và bảo vệ cây sâm ngày một phát triển hơn.
Ông Hồ Văn Du - Phó trạm dược liệu xã Trà Linh, huyện Nam Trà My cho biết: Đời sống của người dân hôm nay đỡ rồi, được xóa đói giảm nghèo nhờ cây sâm. Mỗi người dân cũng nhận thức được trách nhiệm bảo vệ cây sâm, họ hiểu được cây sâm là loại thuốc quý, có giá trị cao, có nhiều hộ đã giàu rồi. Ông Hồ Văn Tuấn – Phó chủ tịch xã Trà Linh, huyện Nam Trà My cho biết thêm: Xã thường xuyên có chủ trương và tuyên truyền cho nhân dân trồng, chăm sóc và bảo vệ cây sâm vì cây sâm là cây có giá trị rất cao. Trồng cây sâm nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng cho từng hộ gia đình.
Qua thực tế ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My có thể khẳng định rằng, cây sâm Ngọc Linh thật sự là một cây dược liệu quý, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần rất lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và giúp đồng bào Xê Đăng nơi đây giàu lên. Hiện mô hình trồng sâm đang được huyện Nam Trà My nhân rộng ra các xã lân cận như xã Trà Cang, Trà Nam... Hy vọng, đây sẽ là một hướng mở để người dân huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam thoát đói, giảm nghèo bền vững./.
Từ năm 2000 đến nay, được hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về giống, về phương pháp trồng sâm và thu mua nguyên liệu, bà con đã tham gia trồng sâm Ngọc Linh, dần thoát khỏi cảnh cơ cực. Có dịp lên các xã vùng cao của huyện miền núi Nam Trà My trong những ngày đầu tháng 3 này, có thể tận mắt thấy cuộc sống của bà con nơi đây ngày một đổi thay, nhiều nhà đã sắm được ti vi, xe máy, con cái được đến trường, nhà cửa khang trang.
Hiện hơn 2.000 nhân khẩu của xã Trà Linh, huyện Nam Trà My này đã dần dần thoát cảnh nghèo đói. Hiện nay, mỗi gia đình đều có 1-2 vườn sâm, nhà trồng nhiều nhất có tới hơn 5.000 gốc sâm trên 10 năm tuổi, nhà ít nhất cũng gần 1.000 gốc. Giá 1 lạng sâm 10 năm tuổi thu mua tại vườn từ 2,5 đến 3 triệu đồng. Sâm lâu năm có giá 3,5-4 triệu đồng/lạng trở lên.
Gia đình anh Hồ Văn Hình ở thôn 3, xã Trà Linh, huyện Nam Trà My là một trong những hộ trồng nhiều sâm nhất xã. Hiện gia đình anh đang sở hữu vườn sâm hơn 5.000 cây đã đến kỳ khai thác. Anh phấn khởi cho biết: Trước kia phải chịu nghèo khổ, giờ thì cuộc sống sung sướng rồi, làm nhà cửa, làm ao cá xong rồi, con cái được đi học. Hai vợ chồng giờ chỉ làm sâm thôi, nếu mà giữ được giá cây sâm như hôm nay gia đình cũng thu được gần 1 tỷ đồng.
Đáng chú ý, khi xác định nguồn lợi do cây sâm mang lại khá lớn, 21 hộ dân ở thôn 2 và thôn 3 xã Trà Linh đã hình thành mô hình trồng sâm tập thể, có tổ trưởng, tổ phó, thư ký và phân công cụ thể cho từng thành viên có trách nhiệm chăm sóc, nuôi trồng và bảo vệ cây sâm ngày một phát triển hơn.
Ông Hồ Văn Du - Phó trạm dược liệu xã Trà Linh, huyện Nam Trà My cho biết: Đời sống của người dân hôm nay đỡ rồi, được xóa đói giảm nghèo nhờ cây sâm. Mỗi người dân cũng nhận thức được trách nhiệm bảo vệ cây sâm, họ hiểu được cây sâm là loại thuốc quý, có giá trị cao, có nhiều hộ đã giàu rồi. Ông Hồ Văn Tuấn – Phó chủ tịch xã Trà Linh, huyện Nam Trà My cho biết thêm: Xã thường xuyên có chủ trương và tuyên truyền cho nhân dân trồng, chăm sóc và bảo vệ cây sâm vì cây sâm là cây có giá trị rất cao. Trồng cây sâm nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng cho từng hộ gia đình.
Qua thực tế ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My có thể khẳng định rằng, cây sâm Ngọc Linh thật sự là một cây dược liệu quý, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần rất lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và giúp đồng bào Xê Đăng nơi đây giàu lên. Hiện mô hình trồng sâm đang được huyện Nam Trà My nhân rộng ra các xã lân cận như xã Trà Cang, Trà Nam... Hy vọng, đây sẽ là một hướng mở để người dân huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam thoát đói, giảm nghèo bền vững./.
Theo Trần Tĩnh
TTXVN
TTXVN