MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nước đi 'vào lòng đất' của EU: cấm khí đốt nhưng nhiệt tình nhập khẩu LNG của Nga - quan chức thừa nhận chưa thể 'cai nghiện'

01-09-2023 - 13:04 PM | Thị trường

“Không cần biết nó được vận chuyển bằng đường ống hay tàu, châu Âu vẫn đang chuyển hàng tỷ USD vào túi của Nga”, một nhà phân tích của Global Witness nhận xét.

Nước đi 'vào lòng đất' của EU: cấm khí đốt nhưng nhiệt tình nhập khẩu LNG của Nga - quan chức thừa nhận chưa thể 'cai nghiện' - Ảnh 1.

EU dự kiến nhập khẩu lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) kỷ lục từ Nga trong năm nay, bất chấp mục tiêu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027.

Theo phân tích dữ liệu của Global Witness, trong 7 tháng đầu năm, Bỉ và Tây Ban Nha là những nước mua LNG lớn thứ 2 và 3 của Nga, sau Trung Quốc. Nhìn chung, nhập khẩu LNG của EU đã tăng 40% trong 7 tháng đầu năm so với với cùng kỳ năm 2021, trước khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine nổ ra.

Bước nhảy vọt về lượng nhập khẩu này là do trước đó EU không nhập khẩu quá nhiều LNG do phụ thuộc vào khí đốt bằng đường ống từ Nga. Cũng theo phân tích từ Global Witness, EU đang nhập khẩu LNG của Nga nhiều hơn khoảng 1,7% so với thời điểm cao kỷ lục của năm ngoái.

Nước đi 'vào lòng đất' của EU: cấm khí đốt nhưng nhiệt tình nhập khẩu LNG của Nga - quan chức thừa nhận chưa thể 'cai nghiện' - Ảnh 2.

Những quốc gia châu Âu đang nhập khẩu nhiều LNG nhất từ Nga.

“Thật sốc khi các nước EU đã nỗ lực rất nhiều để loại bỏ khí đốt của Nga chỉ để thay thế nó bằng loại tương đương”, Jonathan Noronha-Gant, nhà phân tích của GW cho hay. “Không cần biết nó được vận chuyển bằng đường ống hay tàu, châu Âu vẫn đang chuyển hàng tỷ USD vào túi của Nga”.

Hầu hết LNG của Nga nhập khẩu vào châu Âu đến từ liên doanh Yamal LNG, do Novatek của Nga sở hữu phần lớn cổ phần. Một lượng nhỏ cổ phần khác đến từ TotalEnergies của Pháp, CNPC của Trung Quốc và một quỹ nhà nước Trung Quốc.

“Những người mua dài hạn ở châu Âu cho biết họ sẽ tiếp tục nhập LNG theo hợp đồng trừ khi bị cấm”, Alex Froley, nhà phân tích LNG cấp cao tại công ty tư vấn ICIS cho biết. Ông nói thêm rằng lệnh cấm nhập khẩu của EU sẽ gây ra một số gián đoạn trong hoạt động vận chuyển vì mô hình thương mại toàn cầu sẽ phải được sắp xếp lại.

Bỉ nhập khẩu lượng lớn LNG của Nga vì càng Zeebrugge của nước này là một trong số ít điểm trung chuyển LNG của châu Âu từ các tàu chở phá băng, được sử dụng ở khu vực phía bắc sang các tàu chở hàng thông thường.

Các nhà hoạch định chính sách EU đã kêu gọi các công ty châu Âu không mua LNG của Nga. Bộ trưởng năng lượng Tây Ban Nha Teresa Ribeca cho biết hồi tháng 3 rằng LNG nên nằm trong nhóm bị trừng phạt. Quốc gia của ông đang giữ chức chủ tịch luân phiên 6 tháng của EU.

Kadri Simson, ủy viên năng lượng EU thì nói “có thể và nên loại bỏ hoàn toàn khí đốt của Nga càng sớm càng tốt”.

Nước đi 'vào lòng đất' của EU: cấm khí đốt nhưng nhiệt tình nhập khẩu LNG của Nga - quan chức thừa nhận chưa thể 'cai nghiện' - Ảnh 3.

Nga đang là nhà cung cấp LNG lớn thứ 2 cho châu Âu, sau Mỹ.

Các quan chức EU đã cho thấy một số nỗ lực tổng thể nhằm loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga vào năm 2027 nhưng cảnh báo lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu LNG có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng như năm ngoái khi giá khí đốt EU đạt mức cao kỷ lục.

Một quan chức cho biết mặc dù kho dự trữ khí đốt ở châu Âu đã đầy hơn 90% trước mùa đông nhưng vẫn còn “rất nhiều lo lắng” nếu nguồn cung tiếp tục bị cắt giảm.

Dữ liệu của Kpler cho thấy LNG của Nga chiếm 16% tổng lượng LNG nhập khẩu của EU (21,6 triệu mét khối trong tổng số 133,5 triệu mét khối) trong 7 tháng đầu năm, đưa nước này trở thành nhà cung cấp lớn thứ 2 của khối, chỉ sau Mỹ.

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên