Nước Mỹ bị chia rẽ vì dịch bệnh: Kỳ thị người gốc Á, chênh lệch giàu nghèo bộc lộ rõ nét
Kỳ thị người gốc Á. Đùa giỡn về chuyện những người thuộc thế hệ baby boomer đang chết. Và những câu chuyện về “làm việc từ xa” đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.
- 22-03-2020Là một trong những quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng từ Covid-19, Nhật Bản khiến chuyên gia đau đầu đi tìm câu trả lời: “Tại sao dịch bệnh vẫn chưa bùng lên ở đây?”
- 21-03-2020Ông Trump phê chuẩn tuyên bố tình trạng thảm họa ở New York, Mỹ có thể chi tới 2.000 tỷ USD đối phó với dịch bệnh
- 20-03-2020Ông trùm Ray Dalio: Các doanh nghiệp trên toàn thế giới có thể thiệt hại 12.000 tỷ USD vì dịch bệnh, rất nhiều người sẽ phá sản
Có lẽ Covid-19 sẽ được ghi nhớ là dịch bệnh khiến nước Mỹ bị chia rẽ sâu sắc. Đại dịch đang ảnh hưởng đến một số nhóm người nhiều hơn đáng kể, tạo nên tâm lý hỗn loạn kết hợp giữa nỗi sợ hãi, sự bất mãn và thậm chí là cả thái độ sung sướng trên sự đau khổ của người khác.
Trên Twitter, xuất hiện những hashtag có hàm ý kỳ thị người Trung Quốc ví dụ như "Kung Flu". Dịch bệnh cũng làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa các thế hệ, khi một số người trẻ tuổi chia sẻ cụm từ "#BoomerRemover" (xóa bỏ những người baby boomer) vì người cao tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất, trong khi những người thuộc thế hệ baby boomer đáp trả lại bằng cụm từ "CoronaParty". Và nếu những người vẫn có việc làm phải thích nghi với phong cách làm việc từ xa, nhóm người thất nghiệp hay làm công việc được trả lương theo giờ và không có bảo hiểm đang rơi tình cảnh bấp bênh hơn bao giờ hết.
Covid-19 xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nhưng giờ đã lan rộng ra khắp thế giới và cả Mỹ. Trong số hơn 300.000 người nhiễm và hơn 14.000 ca tử vong, nhiều người là người già hoặc có bệnh nền mãn tính. Ở Mỹ, số ca nhiễm đã vượt qúa 32.000, 415 người tử vong.
Chính bản thân Tổng thống Donald Trump cũng là người gây nên chia rẽ khi ông nhiều lần chỉ trích Trung Quốc. Còn trong dân chúng không ít người châu Á và người Mỹ gốc Á bị kỳ thị và đổ lỗi đã mang virus đến Mỹ.
Mỹ cũng không phải là nước duy nhất đổ lỗi cho bên ngoài. Ở Anh cũng chứng kiến thái độ chống người châu Á tăng cao. Chính phủ Ethiopia phải kêu gọi người dân không tấn công vào người da trắng và người gốc Á, nhóm bị một số người gọi là "Corona". Trong khi đó Thủ tướng Hungary đổ tội cho người nước ngoài phát tán virus.
Tuy nhiên, tình trạng chênh lệch trong lực lượng lao động mới là điều đáng lo ngại nhất. Khảo sát năm ngoái cho thấy chỉ 1/3 lực lượng lao động Mỹ cho biết họ có thể làm việc tại nhà, hầu hết là lao động tay nghề cao, được trả lương cao và cũng được hưởng chế độ chăm sóc y tế tốt cũng như có chính sách nghỉ phép tốt. Nhiều công việc thiết yếu – nhóm những công nhân "cổ cồn xanh" giữ cho các nhà máy sản xuất giấy vệ sinh và sản phẩm khử trùng hoạt động, hoặc những người giao thực phẩm hay phục vụ trong hiệu thuốc – không thể làm việc từ xa. Chủ yếu họ là phụ nữ hoặc người da màu.
Nhóm thiệt thòi hơn vẫn bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các cuộc suy thoái, nhưng đại dịch đang khiến vấn đề chênh lệch giai cấp trong xã hội Mỹ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều.
Tham khảo Bloomberg